Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 74 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 74 trong Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 74.

Câu hỏi 1 trang 74 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B như thế nào?

Lời giải:

- Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B bằng việc: sau khi anh B kiện, tòa án nhân dân đã tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X đã đối với anh B là trái pháp luật, buộc phải hủy. Công ty X phải tiếp nhận lại anh B, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của anh và hoàn trả anh các chế độ theo quy định.

Câu hỏi 2 trang 74 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

Lời giải:

- Ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân:

+ Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

+ Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

+ Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Luyện tập 1 trang 74 KTPL lớp 10: Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật? Vì sao?

Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật?

Lời giải:

- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật và quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công tyY và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.

- Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tổ chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.

Luyện tập 2 trang 74 KTPL lớp 10: Em hãy chỉ ra các đặc điểm pháp luật thể hiện trong các quy định sau:

Em hãy chỉ ra các đặc điểm pháp luật thể hiện trong các quy định

Lời giải:

Nội dung

Đặc điểm của pháp luật

Nội dung a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi đối tượng sử dụng lao động.

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 35 Hiến pháp năm 2013

Nội dung b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường).

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc đối với tất cả mọi người

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2010

Nội dung c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 20160

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi người

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác