Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 51 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 51 trong Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 51.

Luyện tập 3 trang 51 KTPL lớp 10: Em hãy cho biết các hoạt động tín dụng sau đã tác động như thế nào đến đời sống xã hội:

a. Các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng lãi suất cho vay.

b. Các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi.

c. Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo để tổ chức kinh doanh.

Lời giải:

- Hoạt động a. Hoạt động này sẽ khiến các chủ thể người vay cân nhắc hơn về vấn đề vay tín dụng, làm giảm khả năng phát triển kinh tế xã hội.

- Hoạt động b. Hoạt động này sẽ khiến các chủ thể cho vay vay tín dụng nhiều hơn, làm tăng khả năng phát triển kinh tế xã hội

- Hoạt động c. Hoạt động này có tác dụng đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giữa các vùng miền, tạo khả năng thoát nghèo cho các hộ nghèo.

Luyện tập 4 trang 51 KTPL lớp 10: Xử lí tình huống

Tình huống a.

Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?

Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?

Tình huống b.

Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?

Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?

Tình huống c.

Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?

Nếu là D, em sẽ làm gì?

Lời giải:

- Xử lí tình huống a. Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng bởi vì mặc dù lãi suất ở ngân hàng thấp hơn tuy nhiên chị B có thể chắc chắn về khaonr tiền của mình được nhận còn nếu chị B cho bà T vay thì chưa chắc đã được nhận về số tiền gốc và lãi trong trường hợp bà T kinh doanh thua lỗ.

- Xử lí tình huống b. Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ rằng nếu cho bà Y vay tiền dù có lĩa suất cao nhưng khoản tiền ấy chưa chắc mình sẽ nhận được trong trường hợp bà Y kinh doanh thua lỗ.

- Xử lí tình huống c. Nếu là D, em sẽ khuyến khích mẹ vay tín dụng để cho D đi học bởi vì khi học đại học thì mình sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn với mức lương cao hơn, lúc đấy D có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng thay mẹ.

Vận dụng 1 trang 51 KTPL lớp 10: Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?

Lời giải:

(*) Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của quốc gia, như: tạo việc làm, giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này rất năng động, dễ ứng dụng công nghệ sản xuất mới, vì vậy có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực chính của phát triển kinh tế và cũng phổ biến ở các nền kinh tế phát triển, chiếm 95% tổng số doanh nghiệp trong khu vực OECD.

- Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả về điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

- Tiếp cận tín dụng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thành công của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tiếp cận đầy đủ nguồn tín dụng là điều kiện cần thiết để Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Khả năng tiếp cận tín dụng của Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng của lãi suất, tài sản bảo đảm. Cơ cấu có thể là tín dụng dài hạn, ngắn hạn hoặc tín dụng thương mại. Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn chủ sở hữu nhỏ, không đủ đầu tư vào các hoạt động sản xuất – kinh doanh khiến các doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài chính khác như vay ngân hàng hay các loại tín dụng khác.

- Trong thực tế, nguồn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nội bộ của chủ doanh nghiệp, nguồn vốn nội bộ này có được nhờ huy động vốn mới từ cổ đông, tiền tiết kiệm cá nhân của chủ sở hữu hoặc từ phần lợi nhuận được giữ lại hoặc chưa phân phối từ nguồn thu hoạt động kinh doanh có được trong những năm trước. Nguồn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể từ nguồn không chính thức bên ngoài như hỗ trợ tài chính từ gia đình, bạn bè, tín dụng đen, đầu tư mạo hiểm cùng với các nguồn tài chính chính thức từ bên ngoài như tín dụng ngân hàng, tổ chức tài chính và chứng khoán.

- Hiện nay, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng vẫn là một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này dẫn đến hạn chế tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi tín dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và việc tiếp cận nguồn tín dụng đầy đủ là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 51 KTPL lớp 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định: “Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên chữ tín”.

Lời giải:

- Vì một trong các đặc điểm của tín dụng là dựa trên sự tin tưởng. Người cho vay nhìn vào lịch sử vay của người vay để đưa ra quyết định cho vay, người vay sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng theo thỏa thuận, trả cả gốc và lãi theo kì hạn đã có trong hợp đồng.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác