Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 139 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 139 trong Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 139.

Luyện tập 2 trang 139 KTPL lớp 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?

a. Thấy một số người trong khu phố lan truyền thông tin không chính xác về quy định quản lí, sử dụng pháo của Chính phủ, B đã lên mạng tìm hiểu các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung liên quan và gửi tới những người này để họ hiểu và ủng hộ.

b. A chăm chủ xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.

c. Bà N đề nghị mọi người trong gia đình đưa phiếu đề minh đi bầu cử hộ.

d. Khi thấy một số anh, chị sinh viên tham gia cùng Chủ tịch nước đón mừng các nguyên thủ quốc gia mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam, K lại cố gắng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt để mong muốn minh sẽ được như vậy.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của B là đúng. Việc làm của B giúp người dân hiểu rõ và chính xác quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ.

- Trường hợp b. Hành vi của A là đúng đắn, rất đáng noi theo. Việc xem tường thuật phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội giúp A có thêm nhiều thông tin bổ ích về tình hình đất nước.

- Trường hợp c. Hành vi của bà N là sai, đáng phê phán. Không ai có quyền được bỏ phiếu bầu cử thay người khác, trừ một số trường hợp theo luật định.

- Trường hợp d. Việc làm của K là đúng vị thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Luyện tập 3 trang 139 KTPL lớp 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. Thấy Đ chăm chủ xem danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, H liền nói với bạn rằng việc bầu cử đại biểu Quốc hội là chuyện riêng của người lớn, học sinh chưa đủ tuổi được bỏ phiếu nên không cần thiết phải quan tâm.

Nếu là Đ, em sẽ nói gì với H?

b. Buổi tối, V mang trái cây nhà trồng được sang biểu nhà chủ H hàng xóm đúng lúc cả gia định chủ đang ngồi xem thời sự. Khi con gái có những thắc mắc về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo nhà nước, chủ H đã nhẹ những giải thích để con hiểu. Tuy nhiên, V phát hiện nhiều nội dung chủ H giải thích không đúng. V băn khoăn không biết có nên góp ý với chủ H hay không.

Nếu là V, em sẽ làm gì?

Lời giải:

- Tình huống a. Ý kiến của H như vậy là sai, Đ nên giải thích cho H hiểu về vai trò của Quốc hội đối với đất nước và đối với nhân dân nói chung và đối với học sinh nói riêng. Đồng thời, khuyền Đ nên tìm hiểu những thông tin về Quốc hội để phục vụ cho học tập cũng như cuộc sống.

- Tình huống b. V nên giải thích, góp ý để chủ H hiểu đúng về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.

Luyện tập 4 trang 139 KTPL lớp 10: Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ của nước ta hiện nay là ai?

Lời giải:

- Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ

- Phó Chủ tịch Quốc hội: Trần Quang Phương, Nguyễn Khắc Định, Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải

- Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc

- Phó Chủ tịch nước: Võ Thị Ánh Xuân

- Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính

- Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành

Vận dụng 1 trang 139 KTPL lớp 10: Em và các bạn hãy liệt kê các việc học sinh có thể làm để góp phần ủng hộ các chính sách của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đối với người dân ở địa phương em.

Lời giải:

- Việc học sinh có thể làm:

+ Đi bỏ phiếu khi đến tuổi theo quy định

+ Tìm hiểu về Hiến pháp, pháp luật.

+ Tìm hiểu về bộ máy nhà nước.

- Việc không nên làm: tránh những tư tưởng sai lệch, xuyên tạc thông tin về Chính phủ.

Vận dụng 2 trang 139 KTPL lớp 10: Em hãy viết một bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp và chia sẻ sản phẩm với cả lớp.

Lời giải:

- Ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp:

+ Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự;

+ Tạo điều kiện người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp

+ Nếu không lấy ý kiến của nhân dân, không có thảo luận công khai hay không có đủ thời gian để thảo luận công khai về (các) dự thảo, để hình thành (các) dự thảo cuối cùng sẽ dẫn đến một Hiến pháp không tốt, không tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân và như thế có thể gây chia rẽ, có hại cho sự phát triển của đất nước.

+ Khi thực hiện trưng cầu dân ý, ngay cả ý kiến khác trái chiều chúng ta cũng cần trân trọng, ghi nhận và suy nghĩ một cách thấu đáo để giúp chất lượng Hiến pháp cao hơn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác