Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 121 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 121 trong Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 121.

Câu hỏi 1 trang 121 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hiểu thế nào là tính nhân dân?

Lời giải:

- Tính nhân dân là khái niệm chỉ mỗi liên hệ sâu xa, lâu bên của một lĩnh vực nào đó với lợi ích, tư tưởng, tình cảm, vai trò… của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 2 trang 121 KTPL lớp 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi

Tính nhân dân được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Lời giải:

- Tính nhân dân được thể hiện trong hệ thống chính trị Việt Nam: tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được nhân dân lập ra, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Luyện tập 1 trang 121 KTPL lớp 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

a. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

b. Sai, vì hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Những vấn đề quan trọng của đất nước phải được thông qua ý kiến của tập thể (trong đó có những vấn đề phải lấy ý kiến của nhân dân như việc sửa đổi Hiến pháp,...).

c. Đúng, vì thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, nhân dân có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện những sai phạm và khiếu nại, yêu cầu các tổ chức, cơ quan điều chỉnh, sửa chữa.

d. Đúng, vì hệ thống chính trị hoạt động để phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ hệ thống.

Luyện tập 2 trang 121 KTPL lớp 10: Em có nhận xét gì hành vi của mỗi nhân vật trong tình huống sau?

Em có nhận xét gì hành vi của mỗi nhân vật trong tình huống sau?

Lời giải:

- Trường hợp a. Việc ông K tự ý quyết định cho phép khai thác đất đá mà không thông qua ý kiến tập thể, không tiếp thu ý kiến đóng góp, khiếu nại của nhân dân là hoàn toàn sai. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các cán bộ nhà nước là đại diện để nhân dân thực thi quyền lực của mình. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, lãnh đạo chính quyển phải lấy ý kiến tập thể, ý kiến của nhân dân.

- Trường hợp b. Việc làm của ông D là đúng, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đồng thời, thông qua những việc làm đó, xã B sẽ đánh giá được hiệu quả các hoạt động của chính quyền địa phương, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hoạt động chưa tốt, chưa phù hợp với nhân dân và xây dựng những hoạt động có hiệu quả hơn.

- Trường hợp c. Việc làm của giáo viên H là đúng, vì đã giúp HS nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam cũng như giúp các em tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

- Trường hợp d. Hành vi của bà X là sai trái, đáng bị phê phán. Bà X đã không hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, lợi dụng chức vụ để vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và đất nước.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác