Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 91 Cánh diều
Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 91 trong Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 91.
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 91 Luyện tập 1
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 91 Luyện tập 2
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 91 Luyện tập 3
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 91 Luyện tập 4
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 91 Luyện tập 5
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 91 Vận dụng 1
- Kinh tế Pháp luật lớp 10 trang 91 Vận dụng 2
Luyện tập 1 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, khẳng định nào sau đây là đúng về Hiến pháp? Vì sao?
A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.
B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.
D. Hiến pháp là nội quy được áp dụng trong nhà trường mà mọi học sinh bắt buộc phải thực hiện.
E. Hiến pháp thể hiện tập trung ý chí và bảo vệ lợi ích nhân dân.
G. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.
Lời giải:
- Khẳng định: A, B, C đúng vì Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia; Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam (xem ghi nhớ trang 89 SGK GDCD 10 - Cánh diều).
Luyện tập 2 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và Pháp luật
Lời giải:
|
Hiến pháp | Pháp luật |
Bản chất | Là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân. | Là tập hợp những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội, vì thế mang bản chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của Nhà nước (tuy nhiên không được đi ngược lại ý chí của nhân dân vì không được trái với Hiến pháp). |
Giá trị
pháp lý |
Có giá trị pháp lý cao hơn các đạo luật khác của quốc gia; các đạo luật khác trong quốc gia được xây dựng phải trên cơ sở Hiến pháp, không được vi phạm Hiến pháp. | Có giá pháp lý thấp hơn Hiến pháp, được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, không trái với quy định của Hiến pháp. |
Phạm vi và
mức độ điều chỉnh |
Có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết. | Có phạm vi điều chỉnh hẹp chỉ trong một lĩnh vực chính trị, thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh chi tiết, cụ thể trong lĩnh vực, quan hệ xã hội đó. |
Trình tự,
thủ tục xây dựng và sửa đổi |
Phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn do với các đạo luật khác. | Đơn giản và đòi hỏi ít thời gian hơn Hiến pháp. |
Luyện tập 3 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, hành vi của người nào trong các trường hợp dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp? Vì sao?
A. Anh X thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Ông M không tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.
C. Chị T là cán bộ hội phụ nữ luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người.
D. Doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
E. Ông B có hành vi chống phá lại chính quyền nhà nước.
Lời giải:
- Các trường hợp A, C, D đúng vì:
+ Anh X thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với Tổ quốc.
+ Chị T là cán bộ, làm tấm gương giúp đỡ mọi người, tích cực trong các hoạt động của hội phụ nữ.
+ Doanh nghiệp A chấp hành đúng quy định nộp thuê đầy đủ cho nhà nước.
Luyện tập 4 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Khi thấy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân, bạn Q thắc mắc: Hiến pháp chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước nên xã không cần phải tổ chức tuyên truyền.
a) Em suy nghĩ như thế nào về thắc mắc của bạn Q?
b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q như thế nào?
Lời giải:
Yêu cầu a) Em thấy thắc mắc của Q chưa chính xác.
Yêu cầu b) Nếu là bạn của Q, em sẽ giải thích với bạn rằng: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Vậy nên Hiến pháp không chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước mà còn có hiệu lực đến từng xã, phường nhỏ, vì thế chính quyền địa phương cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân được biết.
Luyện tập 5 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10:
Gần đây, các bạn trong lớp của P đang trao đổi rất sôi nổi về các anh học lớp 12 được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Các bạn đều bày tỏ mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn bí thư của lớp còn dự kiến sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt lớp tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự.
a) Em có nhận xét gì về mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P?
b) Theo em, buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ của lớp P có ý nghĩa gì?
Lời giải:
Yêu cầu a) Mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P rất đang khen và học tập theo.
Yêu cầu b) Buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ với Tổ quốc.
Vận dụng 1 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động với chủ đề “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” và chia sẻ thông điệp của bức tranh.
Lời giải:
Gợi ý một vài bức vẽ:
Vận dụng 2 trang 91 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết một bài ngắn giới thiệu về Hiến pháp năm 2013, trong đó có liên hệ với bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp.
Lời giải:
Ngày 6/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban. Sau thời gian 9 tháng (từ tháng 1 đến tháng 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp năm 2013. Ngày 8/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nams
Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Là một công dân đang ngồi trang ghế nhà trường, em ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ Hiến pháp bằng cách tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp, trong đó có quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện Hiến pháp. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều