Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 87 Cánh diều

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 87 trong Bài 13: Chính quyền địa phương Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 87.

Luyện tập 2 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền sát nhập xã A thuộc huyện Y của tỉnh Z vào thị trấn X thuộc huyện Y của tỉnh Z.

B. Nếu gia đình anh B xảy ra tranh chấp về đất đai với hàng xóm thì gia đình anh B cần đến Ủy ban nhân dân để giải quyết.

C. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật về môi trường của công ty X ở địa phương.

D. Khi phát hiện ông D có hành vi tuyên truyền tài liệu có nội dung nói xấu chính quyền, anh V đã đến Ủy ban nhân dân xã để khiếu nại.

E. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị C muốn công chứng các loại giấy tờ để làm hồ sơ xin việc thì phải đến Ủy ban nhân dân.

Lời giải:

A. Không đồng ý vì Hội đồng nhân dân mới có thẩm quyền trong việc này.

B. Đồng ý.

C. Không đồng ý vì Hội đồng nhân dân mới có thẩm quyền trong việc này.

D. Đồng ý.

E. Đồng ý.

Luyện tập 3 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết công dân Việt Nam phải có những điều kiện nào mới có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Lời giải:

- Điều kiện để công dân có quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

+ Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.

+ Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham lam và những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội Đồng nhân dân.

+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân vì:

+ Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

+ Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Luyện tập 4 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy kể một số việc mà bản thân hoặc gia đình em đã đến chính quyền địa phương để giải quyết.

Lời giải:

- Một vài ví dụ:

+ Anh chị đi đăng kí kết hôn.

+ Bố đi khai sinh cho em gái.

+ Kê khai nhân khẩu, đăng ký cư trú, tạm trú

Vận dụng trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch nhỏ tuyên truyền về hoạt động của Ủy ban nhân dân ở địa phương em, theo gợi ý:

- Thu thập thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

- Lập kế hoạch thực hiện: mục đích, đối tượng tuyên truyền, hình thức, nội dung tuyên truyền, thời gian, địa điểm thực hiện.

Trình bày kế hoạch trước lớp.

Lời giải:

- Mục đích: Tuyên truyền về hoạt động hiến máu của Ủy ban nhân dân phát động.

- Đối tượng: sinh viên, người dân ở xã, phường có đủ điều kiện, sức khỏe và mong muốn được hiến máu.

- Hình thức: Phát trên loa đài, phát tờ rơi ở những ngã tư đường,…

- Nội dung: Lợi ích của việc hiến máu; nêu những hoàn cảnh, trường hợp bị bệnh đang cần được truyền máu,…

- Thời gian: Mỗi buổi chiều tan làm.

- Địa điểm: Ngã tư đường nơi có nhiều người qua lại, cổng trường, cổng cơ quan,…

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 13: Chính quyền địa phương Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác