Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 79 Cánh diều
Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 79 trong Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 79.
Luyện tập 1 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng ý hay không đồng ý với phát biểu nào dưới đây? Vì sao?
A. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.
B. Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của Hệ thống chính trị Việt Nam, không phải của Nhà nước.
C. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Chủ tịch nước là người đứng đầu Quốc hội, thay mặt Quốc hội công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải:
- Ý kiến A. Đồng ý.
- Ý kiến B. Không đồng ý vì tập trung dân chủ là nguyên tắc của Bộ máy nhà nước.
- Ý kiến C. Đồng ý
- Ý kiến D. Không đồng ý vì Chủ tịch nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Ý kiến E. Đồng ý.
Luyện tập 2 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng? Vì sao?
A. Bạn M cho rằng ngoài Tòa án nhân dân tối cao thì còn có các Tòa án khác.
B. Bạn K nói với mọi người Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng.
C. Bạn N khẳng định bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân.
D. Bạn G chia sẻ rằng kiểm sát hoạt động tư pháp là nhiệm vụ của Tòa án.
Lời giải:
- Ý kiến đúng là C vì nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân là bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,… (phần ghi nhớ trang 78 SGK GDCD 10 - Cánh diều).
Luyện tập 3 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy giúp bạn T giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp.
Lời giải:
- Với vị trí, chức năng rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước ta, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Mối quan hệ phối hợp đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có buộc tội, thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa. Nếu Viện kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì sẽ hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét xử của Tòa án và ngược lại. Ngay từ khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình phạt truy tố, cũng như thủ tục tố tụng được tiến hành chặt chẽ đặt nền móng cho Toà án thực hiện hiệu quả hoạt động tố tụng. Tại phiên toà, nếu kiểm sát viên làm tốt vai trò công tố nhà nước thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử. Ngược lại Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Luyện tập 4 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xử lí tình huống sau:
a) Bạn A chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà vì ghen ghét, đố kị mà thường xuyên đặt điều, nói xấu cán bộ địa phương. Theo em, bạn A nên ứng xử như thế nào để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ bộ máy nhà nước.
b) Nếu ở nơi em sinh sống, phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ xử lí như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ nhà nước mà vẫn an toàn cho bản thân?
Lời giải:
- Xử lí tình huống a) Bạn A nên nói chuyện đó với bố mẹ hoặc người lớn để họ báo cáo lên chính quyền địa phương, xác thực lại thông tin mà người hàng xóm đó nói để có cách xử phạt hợp lý nhất.
- Xử lí tình huống b) Em sẽ chụp ảnh lại những hành động của kẻ đó rồi đưa cho bố mẹ hoặc người lớn xem để họ giúp em báo cáo, giải trình lại cho chính quyền địa phương.
Vận dụng 1 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xây dựng bộ tư liệu (video hoặc hình ảnh) giới thiệu về Quốc hội hoặc Chính phủ Việt Nam (lịch sử hình thành và phát triển).
Lời giải:
- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Với bề dày lịch sử mấy nghìn năm, với tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng trong chiến đấu để dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hiến Việt Nam.
- Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16/8/1945 "Ðại hội đại biểu quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ðại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Ðảng Cộng sản Ðông dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thể hoá đường lối đối nội và đối ngoại của Ðảng ngay sau khi giành được chính quyền), cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới. Quốc dân Ðại hội Tân Trào chẳng những góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 mà Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á .
- Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội
- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác để xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp.
Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến... đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội.
Ngày 2/3/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ nhất, đánh dấu sự ra đời của Quốc hội Việt Nam
- Ngày 9/11/1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Từ khi ra đời đến nay, với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của dân tộc.
- Do hoàn cảnh đặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 năm đầu (1946 - 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội đã cùng với Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách, tổ chức và động viên toàn dân "kháng chiến, kiến quốc" giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Chế độ dân chủ mới đã được củng cố và ngày càng hoàn thiện.
- Trên nền tảng tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp năm 1946: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân", Quốc hội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 kế thừa và hoàn thiện Nhà nước do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước. Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã đề ra các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh, quyết định về ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, về chính sách dân tộc, về an ninh quốc phòng, về chính sách đối ngoại. Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp và luật, kiểm tra sự chỉ đạo điều hành của bộ máy Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Một phiên họp Kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026)
Vận dụng 2 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết bài thuyết trình tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội.
Lời giải:
* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo Bài tuyên truyền về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026
- Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ diễn ra vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của từng địa phương, được tổ chức vào thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kết thúc thắng lợi. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng bền vững. Công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày ngày nay”.
- Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn mới. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
- Nối tiếp thành công Đại hội Đảng các cấp, việc tổ chức tốt cuộc bầu cử lần này là dịp để Nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và HĐND.
- Về nguyên tắc bầu cử, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Về độ tuổi bầu cử và tuổi ứng cử:
+ Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
+ Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.
Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều