Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 Cánh diều

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 trong Bài 8: Tín dụng Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 52.

Câu hỏi trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin trong trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Bổ mẹ bạn A muốn mua một chiếc máy tính xách tay cho bạn A để thuận tiện cho việc học tập của bạn A. Khi tìm hiểu tại cửa hàng điện máy B, nhân viên bán hàng giới thiệu chiếc máy tính xách tay của hãng C có giá là 10 triệu đồng (đã bao gồm thuế) và tư vấn có 2 phương thức thanh toán. Một là trả đủ một lần bằng tiền mặt thì số tiền phải trả là 10 triệu đồng; hai là mua trả góp (trả trước 4 triệu đồng, phần tiền còn lại sẽ trả góp hàng tháng trong 15 tháng, đã bao gồm lãi suất) thì tổng số tiền phải trả là 13 triệu đồng (tức là phải trả thêm 3 triệu đồng).

a) Em sẽ tư vấn cho bố mẹ bạn A phương án sử dụng tiền mặt hay phương án sử dụng dịch vụ tín dụng để mua máy tính xách tay.

b) Theo em, giữa việc sử dụng tiền mặt và sử dụng dịch vụ tín dụng có sự chênh lệch về chi phí như thế nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) Em sẽ tư vấn cho bố mẹ bạn A phương án sử dụng tiền mặt để mua máy tính xách tay.

Yêu cầu b) Theo em, giữa việc sử dụng tiền mặt và sử dụng dịch vụ tín dụng có sự chênh lệch về số tiền lãi mà người sử dụng dịch vụ tín dụng phải trả cho người cung cấp dịch vụ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Luyện tập 1 trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay trong đó người cho vay buộc người vay phải chấp nhận thời hạn cho vay và lãi suất phải trả do mình đặt ra.

B. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay sẽ căn cứ vào uy tín, khả năng trả nợ,

tài sản của bên vay để ra quyết định.

C. Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người vay không dựa trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi suất.

D. Trong quan hệ tín dụng, người vay vừa có quyền sở hữu vừa có quyền sử dụng số tiền đã vay.

Lời giải:

- Em không đồng tình với ý kiến A. Vì thời hạn cho vay và lãi suất phải trả phải có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay.

- Em đồng đồng tình với ý kiến B. Vì uy tín, khả năng trả nợ, tài sản của bên vay là yếu tố để xem xét khả năng hoàn trả có kỳ hạn cả vốn và lãi suất của bên vay.

- Em không đồng tình với ý kiến C. Vì tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người cho vay vốn và người vay vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả vốn và lãi suất.

- Em không đồng tình với ý kiến D. Vì trong quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.

Luyện tập 2 trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:

Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống .

Dũng: Trong xã hội có người thừa vốn, người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Tín dụng sẽ giúp cho con được di chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân cũng có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hóa cần thiết để tiêu dùng trong lúc chưa đủ tiền.

Cường: Tín dụng quan trọng vì thông qua huy động vốn nó có thể tập hợp nhiều nguồn vốn nhỏ lẻ lại thành một nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Minh: Tín dụng là hình thức những người có vốn sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích làm giàu cho bản thân.

Yêu cầu: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên? Vì sao ?

Lời giải:

- Em đồng tình với 3 ý kiến của Dũng, Cường, Minh.

- Vì: tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu của người vay và người cho vay. Người dân có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hóa cần thiết để tiêu dùng trong lúc chưa đủ tiền. Người cho vay sử dụng khoản tiền nhàn rỗi cho vay để nhận được thêm khoản tiền lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, tín dụng còn có vai trò huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 8: Tín dụng Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác