Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 26 Cánh diều

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 26 trong Bài 4: Cơ chế thị trường Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 26.

Luyện tập 1 trang 26 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

A. Cơ chế thị trường vận hành theo mệnh lệnh của Nhà nước.

B. Cơ chế thị trường vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan

C. Chỉ có người sản xuất quan tâm tới giá cả thị trường.

D. Cơ chế thị trường không có sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế.

Lời giải:

- Nhận định A sai, vì: cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để phân bổ các nguồn lực, hình thành giá cả, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

- Nhận định B, đúng. Vì: cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để phân bổ các nguồn lực, hình thành giá cả, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế; bên cạnh đó nhà nước thường tham gia điều tiết nền kinh tế ở mức độ nhất định để khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường.

- Nhận định C, sai. Vì: giá cả là mối quan tâm của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường. Thông qua sự biến động của giá cả, các chủ thể kinh tế nhận biết được sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hoá , từ đó điều chỉnh hành vi của mình.

- Nhận định D, sai. Vì cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau .

Luyện tập 2 trang 26 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy kết nối các ví dụ sau đây với những ưu điểm tương ứng của cơ chế thị trường.

A. Nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều.

B. Nhà sản xuất X tập trung đầu tư vào cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động.

C. Phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu, nhiều nông dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

D. Vùng Tây Bắc phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc tại địa phương.

Lời giải:

- Nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều: điều tiết lưu thông một cách tối ưu; thông tin thị trường nhanh nhạy

- Nhà sản xuất X tập trung đầu tư vào cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động: thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để hạ thấp chi phí.

- Phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu, nhiều nông dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao: phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Vùng Tây Bắc phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc tại địa phương: phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước.

Luyện tập 3 trang 26 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin và trả lời câu hỏi

a) Ở quê hương em có đặc sản gì nổi tiếng? Sản phẩm này hiện đã có mặt ở những vùng miền nào trong cả nước?

b) Theo em, vì sao các sản phẩm đặc sản của các địa phương hiện nay có thể mua được ở rất nhiều nơi trong cả nước?

c) Em có nhận xét gì về sự khác biệt mức giá các sản phẩm là đặc sản tại địa phương nơi sản xuất và tại những nơi khác? Tại sao lại có sự khác biệt đó?

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Ở quê hương em có đặc sản nổi tiếng là: bún bò Huế.

- Sản phẩm này hiện đã có mặt ở nhiều vùng, miền trong cả nước như: Hà Nội, Sài Gòn, …

Yêu cầu b) Theo em, các sản phẩm đặc sản của các địa phương hiện nay có thể mua được ở rất nhiều nơi trong cả nước vì nhu cầu sử dụng của khách hàng sử dụng sản phẩm ngày càng nhiều ở mọi nơi. Nhờ thông tin thị trường nhanh nhạy, các chủ thể kinh tế điều tiết sản xuất để phát triển.

Yêu cầu c)

- Mức giá các sản phẩm là đặc sản tại địa phương nơi sản xuất và tại những nơi khác có sự khác biệt tùy vào sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hóa sản phẩm.

- Có sự khác biệt đó vì thông qua giá cả, các chủ thể kinh tế có thể điều chỉnh hành vi của mình theo hướng có lợi nhất cho họ.

Luyện tập 4 trang 26 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy bình luận ý kiến của các bạn về giá cả thị trường trong đoạn hội thoại dưới đây. Nếu em tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm rõ hơn điều gì về chức năng của giá cả thị trường?

Nhóm Lan tranh luận về giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường. Một vài ý kiến được đưa ra như sau:

Lan: Tớ thấy giá cả thị trường thay đổi liên tục, ở mỗi nơi lại khác nhau.

Mai: Tớ thì cho rằng giá cả thị trường do người sản xuất quyết định

Hưng: Giá cả thị trường giúp chúng ta nhận biết được tình hình hàng hóa trên thị trường để điều chỉnh chỉ tiêu. Như những lúc thịt lợn tăng giá, nhà tớ chuyển sang ăn thịt bò, cá, gà,..

Lời giải:

- Bình luận ý kiến của các bạn về giá cả thị trường trong đoạn hội thoại:

+ Ý kiến của Lan: Tớ thấy giá cả thị trường thay đổi liên tục, ở mỗi nơi lại khác nhau => giá cả thị trường thay đổi liên tục ở mỗi địa điểm khác nhau.

+ Ý kiến của Mai: Tớ thì cho rằng giá cả thị trường do người sản xuất quyết định => giá cả được hình thành do người sản xuất, không có sự tác động của thị trường.

+ Ý kiến của Hưng: Giá cả thị trường giúp chúng ta nhận biết được tình hình hàng hóa trên thị trường để điều chỉnh chi tiêu. Như những lúc thịt lợn tăng giá, nhà tớ chuyển sang ăn thịt bò, cá, gà,.. => Thông qua sự biến động của giá cả, các chủ thể kinh tế nhận biết được sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hoá, từ đó điều chỉnh hành vi của mình. Giá cả giúp thị trường điều tiết và phân bố lại các nguồn lực giữa các ngành sản xuất theo hướng có lợi nhất cho các chủ thể kinh tế.

- Nếu em tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm rõ hơn về chức năng của giá cả thị trường như sau:

+ Giá cả là yếu tố trọng tâm của thị trường, là mối quan tâm của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường.

+ Thông qua sự biến động của giá cả, các chủ thể kinh tế nhận biết được sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hoá, từ đó điều chỉnh hành vi của mình.

+ Giá cả còn giúp thị trường điều tiết và phân bổ lại các nguồn lực giữa các ngành sản xuất theo hướng có lợi nhất cho các chủ thể kinh tế.

Vận dụng 1 trang 26 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về tình hình thị trường một số hàng tiêu dùng tại địa phương em trong dịp Tết Nguyên Đán và viết nhận xét về giá cả thị trường của các loại hàng đó.

Lời giải:

- Tình hình thị trường một số hàng tiêu dùng tại địa phương em trong dịp Tết Nguyên Đán:

+ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, dự kiến sức mua những tháng giáp Tết Nguyên đán sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

+ Tại phía nam, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 trong thời gian dài nhưng nguồn hàng thiết yếu phục vụ Tết cũng đã được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuẩn bị tương đối tốt.

+ Tuy nhiên, sức mua của người dân bị ảnh hưởng sau dịch bệnh nên lượng hàng chuẩn bị dự trữ tăng ít (khoảng 2-3%), có mặt hàng không tăng so với năm trước. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung dự trữ nhóm hàng thiết yếu.

- Nhận xét về giá cả thị trường của các loại hàng hóa đó:

+ Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện việc giảm giá bán theo mức giảm của các nhà cung cấp và theo thị trường bảo đảm cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý…

Vận dụng 2 trang 26 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy sưu tầm thông tin (hình ảnh, số liệu, video clip,...) về những hành vi không đúng khi tham gia thị trường và viết bài phê phán các hành vi đó.

Lời giải:

* Những hành vi không đúng khi tham gia thị trường:

+ Các chủ thể kinh tế không tham gia nộp thuế theo quy định.

+ Tham gia bán những hàng hóa bị cấm.

+ Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động.

* Viết bài phê phán các hành vi đó:

- Mở đầu: Nêu tình trạng chung của các hành vi

- Thân bài:

+ Nêu rõ hành vi

+ Chủ thể của các hành vi

+ Hậu quả gây ra

+ Phê phán

- Kết bài: Bày tỏ quan điểm của bản thân.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 4: Cơ chế thị trường Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác