Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 37 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 9 trang 37 trong Bài 7: Lăng kính môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 37.

Hoạt động trang 37 KHTN 9: Quan sát Hình 7.6 và cho biết:

1. Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, tại sao tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới SI?

2. Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tại sao tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới IJ?

3. Dựa vào sự truyền sáng qua lăng kính, hãy giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng. Biết rằng chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất lớn nhất với tia tím, chiết suất nhỏ nhất với tia đỏ.

Quan sát Hình 7.6 và cho biết Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính

Trả lời:

1. Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới SI vì ánh sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn (n21 > 1).

2. Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới IJ vì ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang (n21 < 1).

3. Lăng kính có tác dụng phân tách chùm ánh sáng phức tạp (chùm ánh sáng trắng) thành những chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau nên khi ánh sáng trắng chiếu qua lăng kính sẽ bị phân tích thành các ánh sáng đơn sắc. Hơn nữa chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất lớn nhất với tia tím, chiết suất nhỏ nhất với tia đỏ nên chùm ánh sáng đỏ bị lệch ít nhất và chùm ánh sáng tím bị lệch nhiều nhất.

Câu hỏi trang 37 KHTN 9:

1. Hình vẽ nào trong Hình 7.7 chỉ đúng đường đi của tia sáng qua lăng kính khi lăng kính đặt trong không khí?

Hình vẽ nào trong Hình 7.7 chỉ đúng đường đi của tia sáng qua lăng kính

2. Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,41. Mặt phẳng tiết diện chính của lăng kính là tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng nằm trong mặt phẳng tiết diện chính tới mặt bên AB của lăng kính với góc tới i1 = 45°. Vẽ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

Trả lời:

1. Hình vẽ đúng là Hình C vì:

- Ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính n21 > 1 nên tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn.

- Ánh sáng truyền từ lăng khí ra không khí n21 < 1 nên tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn và kết quả cho tia ló sẽ lệch về phía đáy của lăng kính.

2.

Hình vẽ nào trong Hình 7.7 chỉ đúng đường đi của tia sáng qua lăng kính

Hoạt động trang 37 KHTN 9:

1. Nhớ lại kiến thức đã học, khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?

2. Khi chúng ta thấy các vật màu xanh, đỏ, trắng thì có ánh sáng màu nào truyền từ vật tới mắt ta?

3. Ban đêm, khi không có nguồn sáng, ta nhìn thấy các vật có màu gì?

Trả lời:

1. Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta.

2. Khi chúng ta thấy các vật màu xanh, đỏ, trắng thì có ánh sáng màu xanh, đỏ, trắng truyền từ các vật đó vào mắt ta.

3. Ban đêm, khi không có nguồn sáng, ta nhìn thấy các vật có màu đen.

Lời giải KHTN 9 Bài 7: Lăng kính hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác