Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 180 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 9 trang 180 trong Bài 41: Đột biến gene môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 180.

Hoạt động 1 trang 180 KHTN 9: Đúng hay sai khi cho rằng đột biến gene vừa có lợi vừa có hại? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Đột biến gene vừa có lợi vừa có hại là đúng.

- Lấy ví dụ chứng minh:

+ Ví dụ đột biến gene có lợi: hoa lan đột biến gene mang lại giá trị kinh tế cao; giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: năng suất cao, chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt; đột biến gene kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng là đột biến có lợi trong môi trường có thuốc trừ sâu;…

+ Ví dụ đột biến gene có hại: đột biến gen kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng có thể là có hại trong môi trường không có thuốc trừ sâu; đột biến gene gây dị tật ở động vật như vịt ba chân, lợn hai đầu,…; đột biến gene gây nhiều bệnh ở người như bệnh bạch tạng, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh động kinh, bệnh mù màu, bệnh máu khó đông,…;…

Hoạt động 2 trang 180 KHTN 9: Quan sát Hình 41.2, cho biết thể đột biến nào có lợi, thể đột biến nào không có lợi đối với con người.

Quan sát Hình 41.2, cho biết thể đột biến nào có lợi, thể đột biến nào không có lợi đối với con người

Trả lời:

Theo Hình 41.2:

- Đột biến có lợi cho con người là: ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao (b).

- Đột biến có hại cho con người là: lợn đột biến gene song sinh dính liền thân (a), củ cải đường đột biến gene, lá có nhiều vùng đốm trắng do thiếu diệp lục (c).

Lời giải KHTN 9 Bài 41: Đột biến gene hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác