Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 8 Chân trời sáng tạo
Với lời giải KHTN 9 trang 8 trong Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 8.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 8 KHTN 9: Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa gì trong bài báo cáo khoa học?
Trả lời:
Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa giải thích được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu khác nhau.
Câu hỏi thảo luận 8 trang 8 KHTN 9: Vì sao phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ có đạt được mục tiêu nghiên cứu hay không?
Trả lời:
Vì nghiên cứu khoa học là việc trả lời câu hỏi nghiên cứu theo phương pháp khoa học. Khi báo cáo cần chỉ rõ phần đạt được và chưa đạt được, chỉ ra hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu.
Luyện tập trang 8 KHTN 9: Em hãy viết một báo cáo khoa học tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.
Trả lời:
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Học sinh lớp: 9…. Trường: ………
1. Câu hỏi nghiên cứu: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất như thế nào?
2. Giả thuyết nghiên cứu: Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
3. Kế hoạch thực hiện
3.1. Chuẩn bị
a) Thiết bị, dụng cụ
Cân tiểu li, thìa thuỷ tinh, panh kẹp, ống hút nhỏ giọt, 2 ống nghiệm, giá để ống nghiệm.
b) Hoá chất
Đá vôi dạng bột, đá vôi dạng viên, dung dịch HCl.
3.2. Các bước tiến hành
Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẩu đá vôi có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2, sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 mL dung dịch HCl có cùng nồng độ.
Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi:
1. So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.
2. Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn.
4. Kết quả triển khai kế hoạch
1. Trong cùng một khoảng thời gian, có thể quan sát thấy ở ống nghiệm 1 đá vôi tan nhanh hơn, bọt khí thoát ra mạnh hơn, phản ứng kết thúc sớm hơn.
2. Tốc độ của phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 1 nhanh hơn tốc độ phản ứng trong ống nghiệm 2 là do diện tích bề mặt tiếp xúc với dung dịch HCl của bột đá vôi lớn hơn của mẩu đá vôi.
5. Kết luận
Nếu chia một vật thành nhiều phần nhỏ hơn thì tổng diện tích bề mặt sẽ tăng lên. Diện tích tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
Câu hỏi thảo luận 7 trang 8 KHTN 9: Em cần chuẩn bị gì để thuyết trình một vấn đề khoa học?
Trả lời:
Em cần chuẩn bị bài thuyết trình dưới dạng poster hoặc bài trình chiếu trên máy tính thông qua các phần mềm trình chiếu phổ biến.
Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 1: Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST