Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 56 Cánh diều

Với lời giải KHTN 9 trang 56 trong Bài tập Chủ đề 3 môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 56.

Bài tập 1 trang 56 KHTN 9: Hai điện trở R1=10Ω,R2=15Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3 V. Tính hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.

Trả lời:

Cường độ dòng điện chạy qua R1 là I1 =U1R1=310=0,3A

Vì hai điện trở mắc nối tiếp với nhau nên I = I2 = I1 = 0,3 A

Hiệu điện thế giữa hai cực của R2 là U2 = I2 . R2 = 0,3 . 15 = 4,5 V

Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là U = U1 + U2 = 3 + 4,5 = 7,5 V

Bài tập 2 trang 56 KHTN 9: Cho một đèn có ghi 5 V – 1,5 W và nguồn điện cung cấp hiệu điện thế không đổi 6 V. Cần mắc nối tiếp bóng đèn với một điện trở R vào hai cực của nguồn điện để đèn sáng bình thường. Tính điện trở của đèn, điện trở R và cường độ dòng điện trong mạch.

Trả lời:

Vì đèn sáng bình thường nên bóng đèn sẽ có hiệu điện thế định mức và công suất định mức khi hoạt động bình thường.

Điện trở của đèn là P=U2RdRd=U2P=521,5=16,67Ω

Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là I=PU=1,55=0,3A

Điện trở tương đương đoạn mạch là Rtd=UI=60,3=20Ω

Điện trở R có giá trị là R = Rtd – Rđ = 20 – 16,67 = 3,33 Ω

Bài tập 3 trang 56 KHTN 9: Có hai đoạn dây dẫn có tiết diện và điện trở như nhau, một đoạn dây dẫn đồng, một đoạn dây dẫn nichrome. Đoạn dây dẫn nichrome có chiều dài 30 cm.

a. Tính chiều dài đoạn dây dẫn đồng.

b. Người ta mắc nối tiếp hai dây dẫn này vào một nguồn điện 24 V. Tính công suất điện mà mỗi đoạn dây dẫn tiêu thụ.

Trả lời:

a.

Điện trở của đoạn dây dẫn nichrome là Rn=ρn.lnSn

Điện trở của đoạn dây dẫn đồng là Rd=ρd.ldSd

Mà Rn = Rd; Sd = Sn nên ρn.lnSn=ρd.ldSdρn.ln=ρd.ld

Chiều dài đoạn dây dẫn đồng là ld=ρn.lnρd=110.108.0,31,7.10819,4m

b. Công suất điện mà mỗi đoạn dây dẫn tiêu thụ

- Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: R = R1 + R2 = 2R (hai đoạn dây có điện trở bằng nhau)

- Cường độ dòng điện của đoạn mạch: I=U2R=12R (A)

Mạch mắc nối tiếp => I=I1=I2=12R (A)

- Công suất điện mà mỗi đoạn dây dẫn tiêu thụ: P1=P2=I12R1=12R2.R=144R(W)

Bài tập 4 trang 56 KHTN 9: Mỗi bóng đèn của đèn đội đầu (hình 9.1) có giá trị định mức là 5 V – 3,5 W.

Mỗi bóng đèn của đèn đội đầu hình 9.1 có giá trị định mức là 5 V – 3,5 W

a. Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính và trong mỗi mạch nhánh khi đèn sáng bình thường.

b. Tìm điện trở của mỗi đèn.

Trả lời:

a.

Mỗi bóng đèn của đèn đội đầu hình 9.1 có giá trị định mức là 5 V – 3,5 W

Cường độ dòng điện trong mỗi mạch nhánh khi đèn sáng bình thường là

I1 = I2 = IdPU=3,55=0,7A

Cường độ dòng điện trong mạch chính là I = I1 + I2 = 0,7 + 0,7 = 1,4 A

b. Điện trở của các đèn là R=UdId=50,7=7,14Ω

Bài tập 5 trang 56 KHTN 9: Người ta mắc hai đèn song song với nhau và mắc vào nguồn điện. Biết đèn 1 có điện trở 3Ω, đèn 2 có điện trở 6Ω.

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai đèn.

b. Nếu nguồn điện cung cấp cho đoạn mạch một hiệu điện thế là 6 V thì cường độ dòng điện trong mạch chính bằng bao nhiêu?

c. Tính năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong 30 phút.

Trả lời:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai đèn là: R=R1.R2R1+R2=3.63+6=2Ω

b. Cường độ dòng điện trong mạch chính là: I=UR=62=3A

c. Năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong 30 phút là

W = U.I.t = 6 . 3 . 30 . 60 = 32 400 J

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác