Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 128 Cánh diều

Với lời giải KHTN 9 trang 128 trong Bài 26: Glucose và saccharose môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 128.

Thực hành trang 128 KHTN 9: Thí nghiệm

Chuẩn bị

• Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, nước nóng, ống hút nhỏ giọt.

• Hoá chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

• Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó cho từng giọt dung dịch NH3 vào và lắc nhẹ cho đến khi kết tủa tan vừa hết.

• Tiếp tục cho 2 mL dung dịch glucose vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 70°C) và để yên khoảng 5 phút.

• Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra.

Trả lời:

- Khi cho từng giọt dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa, lắc đều thì kết tủa tan dần. Do ban đầu khi nhỏ NH3 tạo môi trường base để tạo kết tủa, khi cho NH3 thì kết tủa chuyển thành phức tan.

(Lưu ý: Lên lớp 12 các em sẽ viết rõ phương trình phản ứng tạo phức)

- Khi tiếp tục cho dung dịch glucose vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 70 °C) và để yên khoảng 5 phút ta thấy có một lớp kim loại màu trắng xám bám vào thành ống nghiệm. Phản ứng này gọi là phản ứng tráng bạc.

Phương trình hóa được viết ở dạng đơn giản như sau:

C6H12O6 + Ag2O dd NH3, to C6H12O7 + 2Ag↓

Câu hỏi 1 trang 128 KHTN 9: Trong thí nghiệm 1, hiện tượng nào chứng tỏ glucose đã tham gia phản ứng?

Trả lời:

Trong thí nghiệm 1, hiện tượng chứng tỏ glucose đã tham gia phản ứng là xuất hiện một lớp kim loại trắng xám bám vào thành ống nghiệm.

Lời giải KHTN 9 Bài 26: Glucose và saccharose hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác