Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 6 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 8 trang 6 trong Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 6.

Mở đầu trang 6 Khoa học tự nhiên 8: Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm, kết quả thực hành thí nghiệm có chính xác không đều phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng đúng và an toàn các thiết bị, dụng cụ, hoá chất thí nghiệm. Những loại dụng cụ, thiết bị, hoá chất nào được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8? Làm thế nào để sử dụng chúng một cách an toàn, hiệu quả?

Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm, kết quả thực hành thí nghiệm có chính xác

Trả lời:

- Một số dụng cụ được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8:

+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)

+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)

+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)

+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)

+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm …)

- Một số thiết bị sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8:

+ Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông, …

+ Thiết bị đo dòng điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ đo điện đa năng, …

+ Nguồn điện: pin, máy biến áp, …

+ Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động, …

- Một số hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8: kẽm, lưu huỳnh, calcium carbonate, dung dịch copper(II) sulfate, dung dịch bromine, oxygen …

- Để sử dụng đúng và an toàn các dụng cụ, thiết bị, hoá chất trong phòng thí nghiệm cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, nắm vững các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn, nắm vững các biện pháp sử dụng điện an toàn.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 6 Khoa học tự nhiên 8: Hãy cho biết một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm.

Trả lời:

- Một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm:

+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)

+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)

+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)

+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)

+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống dẫn khí …)

Câu hỏi thảo luận 2 trang 6 Khoa học tự nhiên 8: Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.

Trả lời:

Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:

- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).

- Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).

Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích

Câu hỏi thảo luận 3 trang 7 Khoa học tự nhiên 8: Để bảo quản các hoá chất rắn nên dùng dụng cụ nào trong Hình 1.2? Giải thích.

Để bảo quản các hoá chất rắn nên dùng dụng cụ nào trong Hình 1.2

Trả lời:

Để bảo quản hoá chất rắn nên dùng lọ thuỷ tinh có nút nhám, do dụng cụ này kín (có nắp) giúp hạn chế tạp chất lẫn vào hoá chất rắn, ngoài ra còn giúp làm chậm sự oxi hoá của hoá chất.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác