Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 30 Chân trời sáng tạo

Với lời giải KHTN 8 trang 30 trong Bài 5: Mol và tỉ khối của chất khí môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 30.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 30 Khoa học tự nhiên 8: Ở nhiệt độ 25 oC và áp suất là 1 bar, 1 mol chất khí bất kì có thể tích bằng bao nhiêu lít?

Trả lời:

Ở nhiệt độ 25 oC và áp suất là 1 bar, 1 mol chất khí bất kì có thể tích bằng 24,79 lít.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 30 Khoa học tự nhiên 8: Làm thế nào để tính được thể tích các chất khí ở điều kiện chuẩn?

Trả lời:

Gọi n là số mol chất khí (mol); V là thể tích của chất khí ở đkc (lít), ta có công thức chuyển đổi sau: V = n × 24,79.

Luyện tập trang 30 Khoa học tự nhiên 8: a) Hãy cho biết 0,1 mol CO2 ở đkc có thể tích là bao nhiêu lít.

b) 4,958 lít khí O2 (đkc) có số mol là bao nhiêu?

Trả lời:

a)VCO2=0,1×24,79=2,479   (lit).b)nO2=4,95824,79=0,2(mol).

Vận dụng trang 30 Khoa học tự nhiên 8: SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi. Biết rằng 0,1 gam SO2 ta có thể bảo quản được 1 kg trái vải sấy khô. Nếu ta sử dụng 6,2 lít SO2 (đkc) thì ta có thể bảo quản được bao nhiêu kg trái vải sấy khô?

Trả lời:

nSO2=6,224,790,25(mol)mSO2=0,25×64=16(gam).

Cứ 0,1 gam SO2 có thể bảo quản được 1 kg trái vải sấy khô.

16 gam SO2 có thể bảo quản được 16×10,1=160(kg) trái vải sấy khô.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 30 Khoa học tự nhiên 8: Bằng cách nào ta có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

Trả lời:

Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng của hai thể tích khí bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 5: Mol và tỉ khối của chất khí hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác