Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 216 Chân trời sáng tạo
Với lời giải KHTN 8 trang 216 trong Bài 50: Cân bằng tự nhiên môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 216.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 216 KHTN lớp 8: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng tự nhiên.
Trả lời:
Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng tự nhiên: sự tác động của yếu tố tự nhiên (khí hậu, động đất, núi lửa, dịch bệnh,…); sự tác động của con người; khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư,… của các loài sinh vật.
Luyện tập trang 216 KHTN lớp 8: Cho ví dụ về ứng dụng hiện tượng cân bằng tự nhiên trong nông nghiệp.
Trả lời:
Ví dụ về ứng dụng hiện tượng cân bằng tự nhiên trong nông nghiệp: Vào mùa vụ, sâu đục thân có nguồn thức ăn dồi dào dẫn đến chúng tăng nhanh về số lượng, gây thiệt hại lớn cho cây trồng. Người nông dân thả ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân, làm số lượng sâu đục thân giảm xuống, nhờ đó, hạn chế mức độ gây hại cho cây trồng.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 216 KHTN lớp 8: Cho biết ý nghĩa của một số biện pháp được sử dụng để bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên được nêu trong Bảng 50.1.
Trả lời:
Biện pháp |
Ý nghĩa |
Tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại (dùng thuốc, dùng vi khuẩn kí sinh gây bệnh,…). |
Tránh tình trạng sinh vật ngoại lai phát triển mạnh về số lượng dẫn đến cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi ở với sinh vật bản địa. |
Điều tiết cấu trúc thành phần của hệ sinh thái (nồng độ oxygen, nhiệt độ,…), đảm bảo tính ổn định của môi trường. |
Đảm bảo môi trường sống ổn định, hạn chế sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên gây ảnh hưởng quá mức đến số lượng cá thể sinh vật. |
Trồng rừng, cải tạo đất bỏ hoang. |
Tạo và cải tạo môi trường sống cho các loài sinh vật. |
Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. |
Giảm thiểu tác động tiêu cực của con người tới môi trường sống của sinh vật. |
Khắc phục các hậu quả của thiên tai, hạn chế ô nhiễm môi trường. |
Giảm thiểu tác động tiêu cực của con người và tự nhiên tới môi trường sống của sinh vật. |
Vận dụng trang 216 KHTN lớp 8: Hãy tìm hiểu thông tin của một loài sinh vật ngoại lai gây mất cân bằng tự nhiên (nguồn gốc, tác hại, khả năng xâm hại,…). Người ta đã hạn chế tác hại của loài đó bằng cách nào?
Trả lời:
* Gợi ý thông tin của loài sinh vật ngoại lai gây mất cân bằng tự nhiên: Loài ốc bươu vàng.
- Nguồn gốc: Khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ.
- Tác hại: Phá hoại mùa màng, gây hại cho cây trồng ngập nước như lúa, rau muống, sen súng,… Cạnh tranh môi trường sống, nguồn thức ăn của sinh vật bản địa khiến sinh vật bản địa suy giảm số lượng.
- Khả năng xâm hại: Ốc bươu vàng có thể sống dưới nước hoặc trên cạn, có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn vài tháng; có tốc độ sinh sản rất nhanh, lớn nhanh và ăn khỏe.
- Người ta đã hạn chế tác hại của ốc bươu vàng bằng cách:
+ Làm đất kĩ, bằng phẳng, tránh chỗ trũng nước.
+ Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào buổi sáng sớm.
+ Đánh rãnh thoát nước cách nhau 10 – 15m giúp ốc bươu vàng tập trung để thu gom và xử lí.
+ Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập.
+ Điều tiết chế độ nước bằng cách rút nước định kì, giữ mực nước thấp 2 – 3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển, phá hại.
+ …
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 50: Cân bằng tự nhiên hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT KHTN 8 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST