Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 86 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 86 trong Bài 18: Nam châm môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 86.

Mở đầu trang 86 Bài 18 KHTN lớp 7: Em đã bao giờ nhìn thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? Bằng cách nào có thể xác định được vật đó là nam châm?

Trả lời:

- Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nhìn thấy nam châm. Vì nam châm rất phổ biến trong đời sống và có nhiều hình dạng khác nhau.

Em đã bao giờ nhìn thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? (ảnh 1)

- Muốn xác định vật đó có phải là nam châm hay không ta đưa lại gần vật bằng sắt. Nếu hút vật bằng sắt thì đó là nam châm.

Em đã bao giờ nhìn thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? (ảnh 2)

Hoạt động trang 86 KHTN lớp 7: Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay xung quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1).

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm (ảnh 3)

Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm (ảnh 4)

Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm (ảnh 5)

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

Trả lời:

Thí nghiệm 1:

a) Hai đầu nam châm hút vật bằng sắt, thép và không hút vật bằng đồng, nhôm, gỗ.

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng là hướng Bắc – Nam.

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng vẫn chỉ theo hướng Bắc – Nam.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác