Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 79 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 79 trong Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 79.

Hoạt động 1 trang 79 KHTN lớp 7: Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. Hãy quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:

Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không?

Quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái. Quan sát xem có còn nhìn thấy tia sáng phản xạ không?

Tia sáng phản xạ có xuất hiện trên mặt phẳng tới không? (ảnh 4)

Trả lời:

- Khi chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ, ta thấy tia phản xạ vẫn xuất hiện trên mặt phẳng tới.

- Khi quay nửa bên phải của bảng chia độ quanh trục A để nó không thuộc mặt phẳng chứa nửa bên trái, ta không còn nhìn thấy tia sáng phản xạ trên mặt bảng chia độ bên phải nữa.

Hoạt động 2 trang 79 KHTN lớp 7: Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. Hãy quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:

Quay nửa bên phải của bảng chia độ trở lại vị trí ban đầu, rồi thay đổi góc tới để tìm mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.

Quay nửa bên phải của bảng chia độ trở lại vị trí ban đầu, rồi thay đổi góc tới (ảnh 5)

Trả lời:

Khi thay đổi góc tới, ta thấy góc phản xạ cũng thay đổi theo.

Sử dụng thước đo góc để đo các giá trị của góc phản xạ ứng với các góc tới khác nhau.

Ví dụ:

Góc tới

Góc phản xạ

600

600

450

450

300

300

Nhận xét: góc phản xạ bằng góc tới.

Hoạt động 3 trang 79 KHTN lớp 7: Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương phẳng sao cho tia sáng này đi là là trên mặt bảng chia độ. Hãy quan sát thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:

Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ và mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới.

Trả lời:

- Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ là mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến hay nói cách khác tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

Rút ra kết luận về mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ và mối quan hệ (ảnh 6)

Câu hỏi 1 trang 79 KHTN lớp 7: Có thể viết công thức của định luật phản xạ ánh sáng i = i’ được không? Tại sao?

Trả lời:

Không. Vì biểu thức i = i’ chỉ biểu diễn được độ lớn của góc tới và góc phản xạ, không biểu diễn được góc tới và góc phản xạ cùng nằm trong mặt phẳng tới.

Câu hỏi 2 trang 79 KHTN lớp 7: Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn tia sáng tới và tia sáng phản xạ.

Trả lời:

- Chiếu tia sáng tới SI dưới góc tới 30o vào gương phẳng đặt thẳng đứng với I là điểm tới.

- Vẽ IN vuông góc với mặt phẳng gương tại điểm I, ta được pháp tuyến IN.

Ta có: SIN^=300

- Vẽ tia phản xạ IR sao cho RIN^=SIN^=300

Chiếu tia sáng tới dưới góc tới 30 độ vào gương phẳng đặt thẳng đứng, vẽ hình biểu diễn (ảnh 7)

Câu hỏi 3 trang 79 KHTN lớp 7: Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc với tia sáng tới. Em hãy tính góc tới và góc phản xạ. Vẽ hình.

Trả lời:

- Vì tia sáng phản xạ IR vuông góc với tia sáng tới SI, nên ta có: i + i’ = 90o

- Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’

i = i’ = 45o

Chiếu một tia sáng vào gương phẳng đặt nằm ngang ta được tia sáng phản xạ vuông góc (ảnh 8)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác