Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 49 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 49 trong Bài 9: Đo tốc độ môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 49.

Mở đầu trang 49 Bài 9 KHTN lớp 7: Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dùng những dụng cụ nào để đo? Tại sao?

Trả lời:

- Để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo quãng đường đi được (s) và thời gian chuyển động (t).

- Để đo quãng đường: dùng các loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, thước laze…

Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào (ảnh 9)

- Để đo thời gian: dùng đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đo thời gian hiện số,..

Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào (ảnh 9)

- Vì tốc độ chuyển động của một vật ta không thể đo trực tiếp được, mà chỉ có thể đo gián tiếp bằng công thức v=st , nên để xác định được tốc độ ta cần phải đo được quãng đường đi được (s) và thời gian chuyển động (t).

Câu hỏi trang 49 KHTN lớp 7: Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ ở trên?

Trả lời:

- Cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60m trong môn Giáo dục thể chất (mỗi học sinh được chạy một lượt).

+ Dùng thước đo độ dài quãng đường s = 60 m. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.

+ Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t, bấm nút start/stop trên đồng hồ khi học sinh bắt đầu chạy từ vạch xuất phát tới khi chạm vạch đích bấm nút start/stop trên đồng hồ.

+ Giáo viên xếp loại thành tích của từng học sinh dựa trên thời gian hiển thị trên đồng hồ bấm giây: Ai chạy nhanh hơn thời gian nhỏ hơn, ai chạy chậm hơn thời gian lớn hơn.

- So sánh với cách đo tốc độ.

So sánh

Cách đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

Cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60m

Giống nhau

- Đều cần dùng thước đo độ dài quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.

- Đều dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian chuyển động.

Khác nhau

- Cần tính tốc độ dựa vào công thức v=st

- Không cần tính tốc độ mà xếp loại thành tích của học sinh theo các mức thời gian có sẵn.

- Thực hiện 3 lần để lấy giá trị trung bình.

- Chỉ thực hiện 1 lần duy nhất.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đo tốc độ Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác