Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 38 Kết nối tri thức

Với lời giải KHTN 7 trang 38 trong Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 7 trang 38.

Câu hỏi 1 trang 38 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị.

Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O (ảnh 1)

Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O (ảnh 1)

Trả lời:

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen (Hình 6.4)

+ Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng.

+ Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử H có 2 electron dùng chung ở lớp ngoài cùng.

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen (Hình 6.5)

+ Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng.

+ Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử O có 8 electron ở lớp ngoài cùng, trong đó có 2 cặp electron dùng chung.

Câu hỏi 2 trang 38 Khoa học tự nhiên 7: Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.

Trả lời:

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine

Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử khí chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung.

Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen (ảnh 1)

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí khí nitrogen

Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử khí nitrogen, hai nguyên tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành ba cặp electron dùng chung.

Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen (ảnh 1)

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác