Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 18 Kết nối tri thức
Với lời giải KHTN 7 trang 18 trong Bài 2: Nguyên tử môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 7 trang 18.
Câu hỏi 1 trang 18 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 2.6 và cho biết:
Thứ tự sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử chlorine.
Trả lời:
Các electron sắp xếp thành từng lớp. Lớp electron thứ nhất ở trong cùng, gần hạt nhân nhất; lớp electron thứ 2 ở bên ngoài lớp thứ nhất; lớp electron thứ 3 ở ngoài cùng. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.
Câu hỏi 2 trang 18 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 2.6 và cho biết:
Số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử chlorine.
Trả lời:
Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 7 electron.
Câu hỏi 1 trang 18 Khoa học tự nhiên 7: Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử.
Trả lời:
Một proton có khối lượng gần đúng bằng khối lượng của một neutron và xấp xỉ bằng 1 amu.
Một electron có khối lượng xấp xỉ bằng 0,00055 amu nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron.
⇒ Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.
Câu hỏi 2 trang 18 Khoa học tự nhiên 7: Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử nhôm (13p, 14n) và nguyên tử đồng (29p, 36n).
Trả lời:
Ta có thể coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.
Khối lượng của nguyên tử nhôm là 13.1amu + 14.1 amu = 27 amu
Khối lượng của nguyên tử đồng là 29.1 amu + 36.1 amu = 64 amu
⇒ Khối lượng của nguyên tử nhôm nhỏ hơn khối lượng của nguyên tử đồng.
Em có thể trang 18 Khoa học tự nhiên 7: Làm được mô hình một số nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Bo.
Trả lời:
Làm mô hình nguyên tử hydrogen, oxygen theo mô hình nguyên tử của Bo.
Chuẩn bị: 2 tấm bìa carton, giấy màu vàng, các viên bị nhựa to màu đỏ (2 viên) và các viên bi nhỏ màu xanh (9 viên).
Tiến hành:
- Gắn hai viên bi đỏ vào giữa hai tấm bìa carton làm hạt nhân nguyên tử.
- Cắt giấy màu vàng thành 2 đường tròn có độ dày 1 cm, bán kính 3 cm và 1 đường tròn có độ dày 1cm, bán kính 4 cm.
- Dán giấy vàng vào tấm bìa carton, tấm 1 dán 1 vòng nhỏ; tấm 2 dán 1 vòng nhỏ + 1 vòng lớn sao cho tâm của đường tròn là viên bi đỏ.
- Gắn các viên bi xanh lên đường tròn màu vàng như hình bên dưới.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT