Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 128 Kết nối tri thức
Với lời giải KHTN 7 trang 128 trong Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 128.
Câu hỏi trang 128 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trong mục II kết hợp với quan sát Hình 30.2, thảo luận và hoàn thành theo mẫu Bảng 30.1.
Bảng 30.1
Loại mạch |
Hướng vận chuyển chủ yếu |
Chất được vận chuyển |
Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ |
? |
? |
? |
Mạch rây |
? |
? |
? |
Trả lời:
Bảng 30.1
Loại mạch |
Hướng vận chuyển chủ yếu |
Chất được vận chuyển |
Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ |
- Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên). |
- Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan. |
- Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ. |
Mạch rây |
- Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây (dòng đi xuống). |
- Chủ yếu là chất hữu cơ (đường). |
- Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây. |
Câu hỏi trang 128 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.3, mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng và cho biết độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào.
Trả lời:
- Mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:
+ Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều.
+ Khi tế bào khí khổng thiếu nước sẽ xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.
- Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào các yếu tố: hàm lượng nước và ánh sáng.
+ Ánh sáng: Khi cây chuyển từ ban đêm sang ban ngày hoặc từ tối ra ngoài sáng, trong tế bào khí khổng xảy ra quá trình phân giải tinh bột thành đường, làm tăng hoạt tính thẩm thấu, tăng sự hút nước → tế bào khí khổng mở ra. Còn khi cây chuyển từ ngoài sáng vào trong tối thì xảy ra quá trình ngược lại, làm giảm sự hút nước của tế bào khí khổng → tế bào khí khổng đóng lại.
+ Hàm lượng nước:
Trong điều kiện khô hạn hoặc đất bị nhiễm mặn thì tế bào khí khổng ức chế quá trình phân giải tinh bột thành đường và giảm sự hút nước của tế bào → tế bào khí khổng đóng lại.
Trong điều kiện mưa kéo dài, tế bào biểu bì no nước ép vào tế bào khí khổng làm cho khí khổng đóng lại một cách bị động, khi tế bào biểu bì mất nước không còn ép vào tế bào bảo vệ nữa thì khí khổng mở ra.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
KHTN 7 Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT