Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 93 Cánh diều

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 93 trong Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 93.

Mở đầu trang 93 Bài 19 KHTN lớp 7: Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy sau một thời gian (khoảng một tháng). Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó.

 Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra

Trả lời:

- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà: 

+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc. 

+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.

- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:

Phương trình tổng quát của quang hợp:

 Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra

→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:

  + Ánh sáng

  + Nước

  + Carbon dioxide

  + Nhiệt độ

Câu hỏi 1 trang 93 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ những cây ưa ánh sáng mạnh và những cây ưa ánh sáng yếu.

Trả lời:

- Những cây ưa sáng mạnh: cây bàng, cây phượng, cây đào, cây vải, cây mít,…

- Những cây ưa sáng yếu: cây trầu không, cây lá lốt, cây vạn niên thanh, cây thường xuân, cây lưỡi hổ,…

Luyện tập 1 trang 93 KHTN lớp 7: Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu? Vì sao?

 Quan sát hình 19.2, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu?

Trả lời:

Trong hình 19.1:

- Cây ưa sáng mạnh là cây bạch đàn vì lá bạch đàn nhỏ, có phiến dày, màu xanh nhạt hơn → để vừa thu được đủ lượng ánh sáng cần thiết vừa giúp lá cây không bị đốt nóng khi cường độ ánh sáng quá mạnh.

- Cây ưa sáng yếu là cây trầu không, vì lá trầu không có phiến lá rộng, mỏng, màu xanh đậm (chứa nhiều lục lạp) → để thu được nhiều ánh sáng nhất có thể trong điều kiện ánh sáng yếu.

Vận dụng 1 trang 93 KHTN lớp 7: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

Trả lời:

Thời gian chiếu sáng có thể ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của cây trồng. Một số cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả trong điều kiện chiếu sáng mạnh và thời gian chiếu sáng đủ (có thể là thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn tùy theo loại cây). Như vậy, việc dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm nhằm cung cấp đủ cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng thích hợp để kích thích quá trình quang hợp tích lũy vật chất trong cây → sẽ giúp cây trưởng và phát triển tốt hơn → thu hoạch sớm hơn và có thể thu hoạch trái vụ (ví dụ: cây thanh long,…).

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác