Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 148 Cánh diều
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 148 trong Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 148.
Câu hỏi 2 trang 148 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.1a , 32.1c:
- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày.
- Sinh sản ở các sinh vật này có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không?
Từ đó, em hãy cho biết:
- Các sinh vật này có hình thức sinh sản nào?
- Vì sao các cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
Trả lời:
Trả lời:
- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày:
+ Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.
+ Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.
- Sinh sản ở 2 sinh vật này (rau má và trùng đế giày) không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.
- Các sinh vật này (rau má và trùng đế giày) có hình thức sinh sản vô tính.
- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.
Câu hỏi 3 trang 148 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.2, cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cơ thể mẹ. Từ đó, phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
Trả lời:
- Hình thức sinh sản của các cây trong hình 32.2:
+ Cây lá bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ.
+ Cây dâu tây con được sinh ra từ thân của cây mẹ.
+ Cây gừng con được sinh ra từ thân rễ của cây mẹ.
+ Cây khoai lang được sinh ra từ rễ củ của cây mẹ.
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật: Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. Điểm khác biệt của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật chính là cơ quan sinh dưỡng phát sinh thành cây con.
Luyện tập trang 148 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
Trả lời:
Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:
- Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng mọc ra rễ. Mỗi mấu thân như vật khi tách ra có thể thành một cây mới.
- Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ.
- Cây sắn, rau muống, rau ngót có thể hình thành những cây mới từ các mấu trên thân.
Thực hành trang 148 KHTN lớp 7: Quan sát vết cắt đoạn thân cây hoa hồng (hoặc hoa mười giờ,…) đã được cắm vào trong cát ẩm sau ba tuần và mô tả những gì quan sát được. Đoạn thân cây hoa hồng này có thể phát triển thành cây mới được không? Vì sao?
Trả lời:
- Sau một thời gian đoạn thân cây hoa hồng này nảy chồi, mọc rễ ở các mấu thân.
- Đoạn thân này có thể phát triển thành cây mới vì đã có đủ rễ và chồi.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
KHTN 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật
KHTN 7 Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều