Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 136 Cánh diều
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 136 trong Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 136.
Mở đầu trang 136 Bài 29 KHTN lớp 7: Quan sát hình 29.1 mô tả sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì?
Trả lời:
- Sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn được thể hiện rõ ràng nhất thông qua kích thước, khối lượng và sự phát sinh các cơ quan mới như rễ, thân, lá, hoa:
+ Gieo hạt.
+ Hạt nảy mầm.
+ Hạt xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu.
+ Cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu.
+ Cây lớn dần, tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa.
+ Cây cao, hoa nở.
- Sự biến đổi đó gọi là sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Câu hỏi 1 trang 136 KHTN lớp 7: Tìm thêm các ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Trả lời:
- Ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật:
+ Sự tăng chiều cao của cây bạch đàn: Cây bạch đàn cao 1 mét, sau 2 năm thì có chiều cao là 3 mét.
+ Sự tăng khối lượng của con người: Sau một năm, bạn An tăng lên 2 kg.
- Ví dụ về phát triển:
+ Sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết hạt của cây.
+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một thai nhi.
+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một hợp tử của gà ở trong trứng.
Luyện tập 1 trang 136 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
KHTN 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều