Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 124 Cánh diều
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 124 trong Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 124.
Câu hỏi 5 trang 124 KHTN lớp 7: Cho biết nhu cầu dinh dưỡng là gì? Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loài, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.
Vận dụng 5 trang 124 KHTN lớp 7: Calcium là nguyên liệu chủ yếu hình thành nên vỏ cứng của trứng ở gia cầm. Nếu chế độ ăn thiếu calcium có thể ảnh hưởng gì đến đẻ trứng ở gia cầm ?
Trả lời:
Do calcium là nguyên liệu chủ yếu hình thành nên vỏ cứng của trứng ở gia cầm nên nếu chế độ ăn thiếu calcium dẫn đến việc hình thành vỏ trứng bị ảnh hưởng, thường làm vỏ trứng bị mềm, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
Câu hỏi 6 trang 124 KHTN lớp 7: Quan sát hình 26.2, mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải bã ở người?
Trả lời:
Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải bã ở người được thực hiện thông qua hệ tiêu hóa:
- Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản, sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày.
- Ở dạ dày thức ăn sẽ được nhào trộn thành một hỗn hợp lỏng và tiêu hoá một phần.
- Thức ăn tiếp tục được tiêu hoá ở ruột non và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Khi đi qua ruột già, hỗn hợp chất lỏng tiếp tục được tái hấp thu lại nước và chuyển thành chất thải rắn.
- Thông qua trực tràng và hậu môn, chất thải rắn được thải ra ngoài.
Tìm hiểu thêm trang 124 KHTN lớp 7: Thỏ ăn cỏ xanh non và hoa màu nhưng đôi khi cũng ăn luôn cả phân của nó thải ra trong đêm. Tại sao?
Trả lời:
Thỏ ăn cỏ xanh non và hoa màu nhưng đôi khi cũng ăn luôn cả phân của nó thải ra trong đêm vì: Vào ban ngày, chúng ăn một lượng lớn cỏ tươi non dẫn đến dinh dưỡng quá thừa, đến tối hình thành phân mềm thải ra ngoài cơ thể. Vì các chất dinh dưỡng trong phân mềm đã ở trạng thái tiêu hóa một nửa, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng, do đó thỏ có xu hướng ăn lại phân của mình.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều