Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 118 Cánh diều

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 118 trong Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 118.

Báo cáo thí nghiệm 1 trang 118 KHTN lớp 7: Thí nghiệm vận chuyển nước ở thân cây

1. Mô tả hiện tượng thay đổi màu sắc của lá cần tây mà em quan sát được.

2. Mô tả kết quả quan sát lát cắt ngang hai cuống lá cần tây. Từ thí nghiệm em rút ra kết luận gì?

3. Báo cáo kết quả

Trả lời:

1. Mô tả hiện tượng thay đổi màu sắc lá cần tây

-Lá cây cần tây ở cốc A chuyển sang màu đỏ.

- Lá cây cần tây ở cốc B chuyển sang màu xanh.

Trả lời:

2. Kết quả quan sát lát cắt ngang hai cuống lá cần tây:

- Kết quả: Quan sát lát cắt ngang hai cuống lá cần tây, thấy rằng phần mạch gỗ của cuống lá chuyển sang màu sắc tương tự màu nước trong cốc.

- Kết luận rút ra: Mạch gỗ tham gia vận chuyển nước trong thân cây.

3. Báo cáo

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Ngày 25 tháng 3 năm 2023

Tên thí nghiệm: Vận chuyển nước ở thân cây.

Tên nhóm: Nhóm 1

1.Mục đích thí nghiệm

- Xác định bộ phận thực hiện việc vận chuyển nước trong cây.

2.Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật: hai cây cần tây.

• Dụng cụ, hóa chất: hai cốc thủy tinh, nước sạch, dao nhỏ hoặc kéo, hai lọ phẩm màu khác nhau (màu xanh và màu đỏ).

3.Các bước tiến hành

Bước 1. Cắt và cắm hai cuống cần tây có lá vào hai cốc nước màu:

- Cốc A: nước có pha màu đỏ.

- Cốc B: nước có pha màu xanh.

Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu của lá cần tây ở mỗi cốc sau 30 – 60 phút.

Bước 2. Dùng dao cắt ngang hai cuống lá cần tây thí nghiệm. Quan sát lát cắt ngang bằng kính lúp.

4. Giải thích thí nghiệm

- Cốc A có màu đỏ, khi cắm cây cần tây trong cốc A, mạch gỗ vận chuyển nước có màu đỏ lên thân cây và lên lá khiến cho mạch gỗ trong thân và phần lá chuyển dần sang màu đỏ.

- Cốc B có màu xanh, khi cắm cây cần tây trong cốc B, mạch gỗ vận chuyển nước có màu xanh lên thân cây và lên lá khiến cho mạch gỗ trong thân và phần lá chuyển dần sang màu xanh.

5. Kết luận

- Mạch gỗ tham gia vận chuyển nước trong thân cây.

Báo cáo thí nghiệm 2 trang 118 KHTN lớp 7: Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước

Trả lời:

THÍ NGHIỆM 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Ngày 25 tháng 3 năm 2023

Tên thí nghiệm: Chứng minh lá thoát hơi nước.

Tên nhóm: Nhóm 1

1.Mục đích thí nghiệm

- Chứng minh ở lá xảy ra sự thoát hơi nước.

2.Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật: hai chậu cây nhỏ cùng loại, cùng kích cỡ.

• Dụng cụ, hóa chất: hai túi nylon to trong suốt.

3.Các bước tiến hành

Bước 1.Cắt bỏ lá cây ở chậu A. Chùm túi nylon vào hai cây ở 2 chậu A và B.

Bước 2.Để hai chậu cây ra chỗ sáng.

Bước 3.Dự đoán hiện tượng xảy ra ở hai chậu A và B sau 1 giờ thí nghiệm.

4.Giải thích thí nghiệm

- Chậu A đã bị cắt bỏ lá nên hầu như không xảy ra quá trình thoát hơi nước. Do đó, túi nylon chùm lên cây ở chậu A không thấy có hơi nước bám vào (túi nylon vẫn trong).

- Chậu B có lá thực hiện quá trình thoát hơi nước, hơi nước thoát ra bị túi nylon cản lại nên có hiện tượng hơi nước bám vào trong túi nylon (túi nylon bị mờ đục).

5.Kết luận

- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình thoát hơi nước của cây.

THÍ NGHIỆM 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ

Ngày 25 tháng 3 năm 2023

Tên thí nghiệm: Chứng minh lá thoát hơi nước.

Tên nhóm: Nhóm 1

1.Mục đích thí nghiệm

- Chứng minh lá có quá trình thoát hơi nước.

2.Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật: hai cây nhỏ còn nguyên thân, lá, rễ, cùng loài, cùng kích cỡ.

• Dụng cụ, hóa chất: hai bình tam giác có nước, dầu ăn, kéo, cân thăng bằng và các quả cân.

3.Các bước tiến hành

Bước 1.Đối với bình A, cho vào một cây có rễ, thân, lá. Rót dầu vào bình sau khi cắm cây.

Bước 2.Đối với bình B, cắt hết lá cây rồi cắm vào bình. Rót dầu vào bình sau khi cắm cây.

Bước 3.Đặt cả hai bình tam giác lên bàn cân sao cho cân thăng bằng. Quan sát hiện tượng xảy ra sau 1 giờ.

4.Giải thích thí nghiệm

- Hiện tượng: Cán cân thăng bằng lệch dần sang phía bình B.

- Giải thích thí nghiệm:

+ Bình A có lá, lá cây thoát hơi nước, làm lượng nước trong bình A giảm đi. Do đó, bình A nhẹ dần đi.

+ Bình B không có lá nên hầu như không diễn ra quá trình thoát hơi nước, làm lượng nước trong bình B hầu như không bị mất đi. Do đó, bình B hầu như vẫn giữ được khối lượng.

5.Kết luận

- Lá cây thực hiện quá trình thoát hơi nước.

- Quá trình thoát hơi nước của lá thúc đẩy quá trình hút nước của rễ.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác