Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học lớp 5 Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại sách Chân trời sáng tạo có đáp án
chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học lớp 5.
Câu 1. Hoàn thành thông tin dưới đây.
Hiến pháp Việt Nam quy định: "…………….. có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm".
Hiến pháp Việt Nam quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm".
Câu 2. Tình huống nào dưới đây khiến con cảm thấy không an toàn?
A. Đi cùng nhóm bạn từ nhà đến trường.
B. Đi xem phim cùng bố mẹ vào cuối tuần.
C. Trò chuyện và chơi cùng ông bà ngoại.
D. Bị người lạ dọa nạt và yêu cầu nộp tiền.
Đáp án đúng là: D
Tình huống khiến chúng ta cảm thấy không an toàn: Bị người lạ dọa nạt và yêu cầu nộp tiền.
Các tình huống còn lại đều sẽ khiến chúng ta cảm thấy an toàn vì xung quanh luôn có bạn bè và người thân.
Câu 3. Một người lạ muốn rủ con đi xem phim vào cuối tuần. Con sẽ làm gì trong tình huống này để đảm bảo an toàn cho bản thân?
A. Hỏi cụ thể về tên phim, tên rạp rồi mới đồng ý.
B. Đồng ý vì đó là vé miễn phí.
C. Hẹn lần khác vì cuối tuần phải về quê.
D. Từ chối, bỏ đi và kể lại cho bố mẹ.
Đáp án đúng là: D
Trong tình huống này, để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta cần dứt khoát từ chối, bỏ đi ngay và khi về nhà cần kể lại câu chuyện cho bố mẹ.
Các phương án còn lại:
- Hẹn lần khác vì cuối tuần phải về quê: Mặc dù đây là một cách từ chối lịch sự nhưng nó không giải quyết được vấn đề, người lạ đó có thể tiếp tục tìm cách tiếp cận con vào lần sau.
- Đồng ý vì đó là vé miễn phí: Đây là một hành động rất nguy hiểm. Đi chơi riêng với người lạ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, con có thể bị lạm dụng, xâm hại, bắt cóc,... Việc có vé miễn phí không quan trọng bằng sự an toàn của bản thân.
- Hỏi cụ thể về tên phim, tên rạp rồi mới đồng ý: Việc này vẫn dẫn đến khả năng con sẽ đi chơi với người lạ. Việc biết thông tin chi tiết về buổi xem phim không làm giảm đi nguy cơ tiềm ẩn khi đi với một người mà con không quen biết.
Câu 4. Khi có cảm giác an toàn, chúng ta thường cảm thấy
A. hoài nghi, cảnh giác.
B. lo lắng, sợ hãi.
C. buồn bã, bất an.
D. vui vẻ, thoải mái.
Đáp án đúng là: D
Trong hoạt động hằng ngày, khi có cảm giác an toàn, chúng ta thường cảm thấy vui vẻ, thoải mái, không lo lắng, không sợ hãi.
Ngược lại, khi có cảm giác không an toàn, chúng ta thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi, buồn bã, bất an, hoài nghi, cảnh giác.
Câu 5. Những hành vi nào dưới đây được coi là xâm hại trẻ em?
A. Đánh đập trẻ.
B. Khen ngợi trẻ khi đạt điểm cao.
C. Hướng dẫn trẻ làm bài tập về nhà.
D. Không cho phép trẻ đi chơi cùng người lạ.
E. Bắt trẻ xem những sách, báo có nội dung không lành mạnh.
Đáp án đúng là: A, E
Những hành vi được coi là xâm hại trẻ em:
- Đánh đập trẻ: Xâm hại về thể chất.
- Bắt trẻ xem những sách, báo có nội dung không lành mạnh: Xâm hại về tinh thần, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lí và nhận thức của trẻ.
Các hành vi còn lại không được là xâm hại trẻ em:
- Hướng dẫn trẻ làm bài tập về nhà: Đây là hành động thể hiện sự quan tâm của người lớn đối với việc học tập của trẻ.
- Không cho phép trẻ đi chơi cùng người lạ: Đây là hành động bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ người lạ.
- Khen ngợi trẻ khi đạt điểm cao: Đây là hành động tích cực, khuyến khích và động viên trẻ.
Câu 6. Mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em là vi phạm
A. nội quy trường học.
B. pháp luật.
C. quy tắc ứng xử nơi công cộng.
D. sở thích cá nhân.
Đáp án đúng là: B
Mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em là vi phạm pháp luật.
Câu 7. Tình huống nào dưới đây có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục?
A. Bí mật kết bạn và tham gia các nhóm kín trên mạng.
B. Ông bà ra đón và ôm mỗi khi cháu về quê.
C. Tham gia tập thể dục giữa giờ ở dưới sân trường cùng với các bạn.
D. Chơi đùa cùng với các bạn hàng xóm ở sân nhà vào buổi chiều.
Đáp án đúng là: A
Việc bí mật kết bạn và tham gia các nhóm kín trên mạng có thể khiến trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo vào những nội dung không lành mạnh; bị lợi dụng bởi những người lạ có ý đồ xấu;... → Tình huống không an toàn, có nguy cơ bị xâm hại.
Các phương án còn lại:
- Ông bà ra đón và ôm mỗi khi cháu về quê: Đây là hành động thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm của người thân trong gia đình. → Tình huống an toàn.
- Chơi đùa cùng với các bạn hàng xóm ở sân nhà vào buổi chiều: Đây là hoạt động vui chơi lành mạnh với bạn bè trong một không gian mở. → Tình huống an toàn.
- Tham gia tập thể dục giữa giờ ở dưới sân trường cùng với các bạn: Đây là hoạt động tập thể công khai, có sự giám sát của thầy cô giáo. → Tình huống an toàn.
Câu 8. Khi có người lạ đề nghị cho đi nhờ xe, chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân?
A. Chỉ đồng ý lên xe khi nhìn mặt người lạ đó có vẻ hiền lành, tốt bụng.
B. Đồng ý lên xe của người lạ và chỉ đường để họ đưa về nhà.
C. Từ chối lên xe của người lạ và di chuyển đến khu vực đông người.
Đáp án đúng là: C
Trong tình huống này, để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta cần dứt khoát từ chối lên xe của người lạ và di chuyển đến khu vực đông người để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Các phương án còn lại:
- Đồng ý lên xe của người lạ và chỉ đường để họ đưa về nhà: Đây là hành động rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Chỉ đồng ý lên xe khi nhìn mặt người lạ đó có vẻ hiền lành, tốt bụng: Vẻ bề ngoài có thể đánh lừa. Những người có ý đồ xấu có thể tỏ ra thân thiện và đáng tin cậy để tiếp cận bạn. Việc dựa vào cảm quan chủ quan để đánh giá mức độ an toàn là rất nguy hiểm.
Câu 9. Bí mật nào sau đây có thể giữ kín?
A. Được bạn cùng lớp khen đánh cờ giỏi.
B. Bị một thanh niên bám theo trên đường đi học về.
C. Được người lạ tặng cho một bộ quần áo thể thao.
D. Bị một người quen qua mạng dụ dỗ gửi ảnh.
Đáp án đúng là: A
- Được bạn cùng lớp khen đánh cờ giỏi: Đây là một lời khen tích cực về một kĩ năng cá nhân. Việc chia sẻ hay giữ kín bí mật này là tùy thuộc vào mong muốn của mỗi người.
- Bị một thanh niên bám theo trên đường đi học về: Đây là một tình huống tiềm ẩn nguy hiểm và cần được chia sẻ ngay lập tức với người lớn đáng tin cậy (bố mẹ, thầy cô, người thân) để có biện pháp bảo vệ.
- Được người lạ tặng cho một bộ quần áo thể thao: Việc nhận quà từ người lạ, đặc biệt là khi không có sự chứng kiến của người lớn, có thể là dấu hiệu của hành vi dụ dỗ hoặc có mục đích xấu. Bí mật này cần được chia sẻ ngay lập tức với người lớn đáng tin cậy (bố mẹ, thầy cô, người thân) để có biện pháp bảo vệ.
- Bị một người quen qua mạng dụ dỗ gửi ảnh: Đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị xâm hại qua không gian mạng. Bí mật này tuyệt đối không được giữ kín và cần chia sẻ ngay lập tức với người lớn đáng tin cậy (bố mẹ, thầy cô, người thân) để có biện pháp bảo vệ.
Câu 10. Hoàn thành thông tin dưới đây.
Khi có nguy cơ bị xâm hại, hãy gọi điện thoại đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em số ………. để được giúp đỡ.
Khi có nguy cơ bị xâm hại, hãy gọi điện thoại đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em số 111 để được giúp đỡ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: