Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 10: Năng lượng chất đốt
Với lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 10: Năng lượng chất đốt sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.
Câu hỏi khởi động trang 37 SGK Khoa Học 5: Gia đình em thường sử dụng loại bếp nào để đun nấu? Theo em, bếp đó sử dụng nguồn năng lượng gì?
Trả lời:
- Bếp gas dùng khí gas.
- Bếp từ, bếp hồng ngoại dùng năng lượng từ điện.
- Bếp củi dùng củi.
- Bếp than dùng than…
1. Một số nguồn năng lượng chất đốt và vai trò của chúng
Câu hỏi khám phá trang 37 SGK Khoa Học 5:
- Quan sát, đọc thông tin trong các hình dưới đây, kể tên các nguồn năng lượng chất đốt và vai trò của chúng.
Trả lời:
- Các loại phế thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trấu, rơm, rạ, cành cây khô,… được sử dụng vào việc đun, nấu, sưởi ấm,…
- Than đá được sử dụng làm chất đốt trong sinh hoạt, làm nhiên liệu để sản xuất điện,…
- Dầu mỏ có thể tách thành dầu đi-ê-den, xăng… dùng làm chất đốt và chạy các động cơ ô tô, xe máy,…Khí tự nhiên (khí gas) được sử dụng làm khí đốt trong bình gas được vận chuyển qua đường ống tới người tiêu dùng.
- Khí sinh học (khí bi-ô-ga) được tạo thành từ chất thải của động vật, dùng để đun nấu, giúp tiết kiệm các nguồn chất đốt khác, góp phần giải quyết năng lượng và ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi luyện tập trang 38 SGK Khoa Học 5: Cùng thảo luận:
- Tìm hiểu về một số nguồn năng lượng chất đốt khác và chia sẻ với bạn.
- Gia đình em thường sử dụng những nguồn năng lượng chất đốt nào?
Trả lời:
- Một số nguồn năng lượng chất đốt khác: Cồn 90 độ (dùng trong đèn cồn), đá phiến cát và đá phiến dầu, than bùn, than củi…
- Các nguồn năng lượng chất đốt được sử dụng trong gia đình: khí gas, rơm, rạ, trấu, than đá, than bùn…
2. Cần làm gì để sử dụng an toàn lượng chất đốt?
Câu hỏi khám phá trang 38 SGK Khoa Học 5:
- Quan sát các hình từ hình 7 đến 12 trang 39 và chỉ ra những việc nên làm, việc không nên làm để phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng năng lượng chất đốt. Giải thích?
- Em và gia đình đã làm những việc gì để phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng năng lượng chất đốt.
Trả lời:
- Những việc nên làm: Cần tắt bếp và khóa van bình gas khi không sử dụng; Không được để các chất dễ cháy, nổ gần bếp; Gọi 114 khi có cháy; Cần xử lí khí thải để giảm ô nhiễm môi trường…để đề phòng hỏa hoạn gây thiệt hại về người và của và gây ô nhiễm môi trường…
- Những việc không nên làm: Để bình gas gần chất dễ cháy, nổ vì có thể gây ra hỏa hoạn; Đun nấu ở nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường.
- Những việc em đã làm: Tắt bếp và khóa bình gas khi không sử dụng; Để bình gas riêng nơi thoáng mát và có trang bị bình chữa cháy;
Câu hỏi luyện tập trang 39 SGK Khoa Học 5: Cùng thảo luận:
- Tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ –nét về việc sử dụng nguồn năng lượng chất đốt không an toàn gây cháy, nổ và ô nhiễm môi trường.
- Chia sẻ với bạn về những tìm hiểu của em và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu những nguồn năng lượng chất đốt đó bị khai thác cạn kiệt.
Trả lời:
- Khi cháy, chất đốt sinh ra khí các-bô-níc, nhiều loại khí độc và chất độc khác làm ô nhiễm không khí.
- Hiện nay các nguồn năng lượng đang có nguy cơ bị cạn kiệt dần, con người đang tìm cách sử dụng các nguồn năng lượng khác như: năng lượng mặt trời, nước chảy. Chúng ta cần phải biết sử dụng tiết kiệm chúng.
3. Cần làm gì để tiết kiệm năng lượng chất đốt?
Câu hỏi khám phá trang 40 SGK Khoa Học 5:
- Những việc nào nên làm, không nên làm để tiết kiệm năng lượng chất đốt trong các hình dưới đây? Vì sao?
- Em và gia đình đã làm những việc gì để tiết kiệm khi sử dụng năng lượng chất đốt?
Lời giải:
- Việc nên làm:
+ Hình 13: Dùng nồi nấu có kích thước phù hợp và vặn ngọn lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng chất đốt.
+ Hình 16: Sử dụng phương tiện công cộng (đi học bằng xe bus đưa đón) thay vì dùng phương tiện cá nhân, giúp tiếp kiệm năng lượng và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Việc không nên làm:
+ Hình 14: Nước đã sôi nhưng vẫn đun ấm nước trên bếp với ngọn lửa to làm lãng phí năng lượng chất đốt.
+ Hình 15: Bếp vẫn cháy nhưng không đun nấu làm lãng phí năng lượng chất đốt.
- Để tiết kiệm năng lượng chất đốt em và các thành viên trong gia đình đã:
+ Dùng nồi nấu có kích thước phù hợp và vặn ngọn lửa vừa phải.
+ Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
+ Tắt các thiết bị khi không sử dụng.
Câu hỏi vận dụng trang 40 SGK Khoa Học 5: Em tập làm tuyên truyền viên
- Vẽ hoặc viết những việc em và gia đình đã làm để sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng chất đốt.
- Chia sẻ với bạn và vận động mọi người cùng thực hiện.
Lời giải:
Những việc em và gia đình đã làm để sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng chất đốt:
- Tắt bếp và khóa bình gas khi không sử dụng;
- Để bình gas nơi thoáng mát và có trang bị bình chữa cháy;
- Dùng nồi nấu có kích thước phù hợp và vặn ngọn lửa vừa phải.
- Sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
- Tắt các thiết bị khi không sử dụng…
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Khoa học lớp 5 Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
Khoa học lớp 5 Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST