Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 5

Với lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Tuần 5 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 4.

HĐTN lớp 4 trang 15 Sinh hoạt dưới cờ

Chương trình “An toàn trong cuộc sống”

1. Biểu diễn tiểu phẩm về phòng tránh bị xâm hại.

2. Nêu cảm nhận của em về nội dung phòng tránh bị xâm hại sau khi xem tiểu phẩm.

Hướng dẫn:

1. HS Biểu diễn tiểu phẩm về phòng tránh bị xâm hại.

2. Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em có xu hướng gia tăng. Hành vi xâm hại không chỉ gây ra cho các em nỗi đau đớn về thể xác mà còn để lại những sang chấn tâm lý lâu dài và hết sức nặng nề. Em thấy nội dung này rất cần thiết, trang bị cho chúng em thêm nhiều kiến thức để bảo vệ bản thân mình

HĐTN lớp 4 trang 16 Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Hoạt động 1: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại

1. Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại.

Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 5

2. Kể một tình huống cụ thể có nguy cơ bị xâm hại mà em biết.

Hướng dẫn:

1. Những nguy cơ bị xâm hại:

- Đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.

- Ở phòng kín với người lạ.

- Nhận tiền quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.

- Cho người lạ vào nhà khi chỉ có một mình, đi nhờ xe người lạ.

- Tham gia những trang mạng xã hội có nội dung không lành mạnh

- Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân

- Thiếu kiến thức và kĩ năng phòng tránh xâm hại

- Hạn chế trong nhận thức về các hình thức xâm hại

- Thiếu hiểu biết về pháp luật

2. Tình huống: Em đang đi bộ về thì có một người lạ nhận là người quen của bố mẹ ngỏ ý muốn chở em về tận nhà.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

1. Chỉ ra những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại trong các tranh sau:

Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 5

2. Kể thêm những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại.

Hướng dẫn:

1. Hình 1:

Đối tượng: người lạ

Hoàn cảnh: ở nhà một mình

Hình 2:

Đối tượng: Bọn buôn người qua biên giới

Hoàn cảnh: trẻ em bị bỏ rơi/ bắt cóc

Hình 3:

Đối tượng: bác gái

Hoàn cảnh: bạn nam đang đi học thì bác đón về

Hình 4:

Đối tượng: người lạ

Hoàn cảnh: ngồi một mình ở công viên

2. Những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại:

Đối tượng gây hành động xâm hại: Bất kì ai cũng có thể là đối tượng gây ra hành động xâm hại. Đó có thể là người lạ, người quen, cô, chú, anh họ, bác ruột, cậu ruột, ông bảo vệ,... bởi vậy các em không được chủ quan với bất kỳ ai.

Hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại: Cho người lạ vào nhà khi ở nhà 1 mình; tham gia các hoạt động công cộng (như ngồi ở công viên, nhà văn hóa, trên xe buýt,...; trẻ em bị bắt cóc, bị buôn bán, trẻ em sống trong gia đình không trọn vẹn, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ sống lang thang, cơ nhỡ, trẻ phải lao động trước tuổi,...

HĐTN lớp 4 trang 17 Sinh hoạt lớp

Những hậu quả khi bị xâm hại

1. Trao đổi với bạn về những hậu quả khi trẻ em bị xâm hại thể hiện trong các tình huống sau:

Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 5

2. Kể thêm các hậu quả khác khi trẻ em bị xâm hại mà em biết.

Hướng dẫn:

1. Hình 1: Trẻ em bị bóc lột sức lao động

à Hậu quả: ảnh hưởng sức khỏe, ốm yếu, suy nhược cơ thể.

Hình 2: Trẻ em bị quấy rối tình dục khi tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngoài trời.

à Hậu quả: ảnh hưởng tâm lý của trẻ, hoảng loạn tinh thần, buồn rầu.

Hình 3: Trẻ em bị bạo hành.

à Hậu quả: mang những vết thương về cả tinh thần và thể chất.

2. Hậu quả khi trẻ em bị xâm hại:

Về thể chất: Trẻ em bị xâm hại có thể sẽ phải mang những vết sẹo, những di chứng trên cơ thể suốt đời.

Về hành vi: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc, thụ động, tránh né mọi khả năng phải đối đầu, hoàn toàn phục tùng lời của người khác hoặc trẻ trở nên tiêu cực, hiếu chiến và vô cùng nghịch ngợm, phá phách; không yêu thương bản thân, có thể tự làm đau mình… khả năng tập trung kém, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân làm cho trẻ khó có thể học tập, hoàn thiện bản thân mình.

Về tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn tinh thần, không tin tưởng vào người khác và môi trường xung quanh. Trẻ thường buồn rầu, chán nản và tự đổ lỗi, không còn yêu thương quý trọng bản thân, thậm chí có nạn nhân còn tự tử để chấm dứt những đau đớn phải chịu.

Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: