Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 5 trang 16, 17, 18 - Chân trời sáng tạo

Với lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 5 trang 16, 17, 18 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 3.

HĐTN lớp 3 trang 16 Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia chương trình “An toàn trong cuộc sống”

1. Lắng nghe và chia sẻ các nội dung của chương trình “An toàn trong cuộc sống”.

2. Trao đổi về các hoạt động sẽ triển khai trong chương trình “An toàn trong cuộc sống”.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 5 trang 16, 17, 18 | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn:

1. Học sinh lắng nghe các nội dung được đề cập tới trong chương trình “An toàn trong cuộc sống” và chia sẻ các nội dung của chương trình như: Nói không với thực phẩm bẩn, An toàn vệ sinh thân thể, An toàn giao thông…

2. Học sinh cùng nhau trao đổi về các hoạt động sẽ triển khai trong chương trình: đóng kịch, tiểu phẩm, biểu diễn múa, hát liên quan đến các nội dung về “An toàn trong cuộc sống”.

HĐTN lớp 3 trang 17 Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Giải HĐTN lớp 3 trang 17 Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”

1. Tham gia trò chơi phân loại thực phẩm:

- Nhận thẻ tranh.

- Xem tranh đoán thực phẩm có thể sử dụng và thực phẩm không nên sử dụng.

- Dán thẻ tranh vào cột tương ứng trên bảng nhóm.

Hướng dẫn:

Học sinh chia nhóm hoạt cùng nhau thảo luận các thẻ tranh, phán đoán thực phẩm nào có thể sử dụng, thực phẩm nào không nên sử dụng và dán thẻ tranh vào cột tương ứng.

2. Trình bày kết quả phân loại của nhóm em và giải thích lí do.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 5 trang 16, 17, 18 | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn:

Trình bày kết quả phân loại. Ví dụ:

- Thực phẩm có thể sử dụng: bánh quy, cá, rau củ quả…

- Thực phẩm không nên sử dụng: bim bim, xúc xích, rau củ ôi thiu…

Nhóm em phân loại như trên bởi vì

+ Các thực phẩm có thể sử dụng là các thực phẩm tươi, sống và được sản xuất theo đúng quy trình, có hạn sử dụng rõ ràng…

+ Các thực phẩm không nên sử dụng là các thực phẩm đã bị hỏng, không rõ nguồn gốc nơi sản xuất và hạn sử dụng của chúng, không an toàn khi sử dụng…

3. Thảo luận về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hướng dẫn:

- Học sinh thảo luận theo nhóm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo các gợi ý:

+ Thực phẩm nào nên hay không nên sử dụng? Vì sao?

+ Làm thế nào để phân biệt được các loại thực phẩm khi sử dụng?

+ Vệ sinh thực phẩm như thế nào trước khi sử dụng?

Giải HĐTN lớp 3 trang 18 Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Trao đổi với bạn về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo gợi ý ở những tranh sau:

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 5 trang 16, 17, 18 | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn:

Những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Tranh 1: Đau bụng, tiêu chảy.

- Tranh 2: Nôn, ngộ độc thực phẩm.

- Tranh 3: Đau bụng giun

- Tranh 4: Nhập viện do đau bụng, sốt, ngộ độc thực phẩm.

2. Kể thêm các nguy cơ khác khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hướng dẫn:

Các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, rối loạn thần kinh gây đau đầu, hôn mê, tê liệt các chi, huyết áp thay đổi, rối tiểu, bí tiểu…

HĐTN lớp 3 trang 18 Sinh hoạt lớp: Thảo luận về tham gia giao thông an toàn

1. Nêu một số quy định để tham gia giao thông an toàn.

2. Sắm vai xử lí tình huống tham gia giao thông an toàn và không an toàn.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 5 trang 16, 17, 18 | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn:

1. Một số quy định để tham gia giao thông an toàn:

- Đi bên phải lề đường.

- Không đi dàn hàng hai, hàng ba.

- Không cười đùa khi tham gia giao thông.

- Đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện tham gia giao thông.

- Thực hiện đúng các quy tắc khi gặp tín hiệu giao thông: đèn đỏ dừng xe, đèn xanh tiếp tục đi.

2. Học sinh chia nhóm, cùng nhau sắm vai để xử lí một vài tình huống tham gia giao thông an toàn và không an toàn.

Ví dụ:

Tình huống tham gia giao thông an toàn: Bạn Nam cùng những người bạn của mình đạp xe đến trường. Các bạn đều chấp hành đúng các quy định an toàn giao thông, đi bên phải lề đường, không dàn hàng ngang và không đùa nghịch, cười đùa với nhau trong suốt quãng đường đến trường, luôn chú ý an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Tình huống tham gia giao thông không an toàn: Một bạn học sinh đang đi trên đường, thấy tín hiệu đèn đỏ, xung quanh rất nhiều xe cộ nhưng vẫn đánh liều vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng và phóng xe thật nhanh để chạy trốn các chú công an.

Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Chân trời sáng tạo khác