Tổng hợp lý thuyết Hóa học 8 Chương 1 chi tiết - Hệ thống kiến thức Hóa học 8
Lớp 8 là năm đầu tiên học sinh được tiếp xúc và học môn Hóa học. Chương trình Hóa học 8 sẽ bao gồm những kiến thức cơ bản nhất giới thiệu sơ lược về môn Hóa. Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như lý thuyết môn Hóa học lớp 8 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử, loạt bài này sẽ tổng hợp, tóm tắt, hệ thống kiến thức lý thuyết Hóa học 8 theo từng bài học.
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 2: Chất
1.Chất có ở đâu?
a.Vật thể:
- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.
VD: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,… ; trong thân cây mía gồm các chất: đường (tên hóa học là saccharose), nước, Cellulose,…; đá vôi có thành phần chính là chất canxi carbonate.
- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp mộit số chất.
VD: ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…
b. Chất có ở đâu?
Chất có trong tự nhiên ( đường, xenlolozo,…)
Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…
2. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân hủy, tình cháy,…
- Các cách nhận biết:
+ Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài
+ Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nông chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,..
+ Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…
- Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:
+ Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác
+ Biết cách sử dụng chất
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
3. Chất tinh khiết
- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau
VD: nước biển, nước khoang, nước muối,…
- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác
VD: nước cất
- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử
1. Khái niệm
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
VD: Kim loại natri được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tử natri
- Đường nguyên tử vào khoảng 10-8 cm
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương
+ Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu (-)
2. Hạt nhân nguyên tử
- Được cấu tạo bởi proton và neutron.
+ Proton được kí hiệu là p, có điện tích như electtron nhưng khác dấu, ghi bằng dâu (+)
+ neutron không mang điện, kí hiệu là n
- Trong một nguyên tử:
Số p = số e
- Proton và neutron có cùng khối lượng, khối lượng của e rất bé
- Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
3. Lớp electron
- Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lứp, mỗi lớp có một số e nhất định
- Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ electron
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
1. Nguyên tố hóa học là gì?
a. Định nghĩa
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
Số proton là đặc trưng của một nguyên tố hóa học
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố có tính chất giống nhau
b. Kí hiệu hóa học:
Dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học
Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái, chữ đầu được viết in hoa.
VD: kí hiệu nguyên tố canxi là Ca, nguyên tố Xesi là Cs, nguyên tố kali là K,…
+ Quy ước: mỗi kí hiệu của nguyên tố chỉ một nguyên tử nguyên tố đó.
2. Nguyên tử khối
Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ
Khối lượng nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 g
- Quy ước: lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (amu), kí hiệu là u
Dựa theo đơn vị này để tính khối lượng nguyên tử
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon
Có thể so sánh độ nặng nhẹ giữa các nguyên tố bằng việc lập tỉ số giữa các nguyên tử khối:
+ Nếu lớn hơn 1: nặng hơn
+ Nếu nhỏ hơn 1: nhẹ hơn
+ Nếu bằng 1: bằng nhau
VD: giữa nguyên tử oxi và photpho, nguyên tử nào nhẹ hơn:
Lập tỉ số < 1 ⇒ nguyên tử oxi nhẹ hơn photpho
Mỗi nguyên tố đều có nguyên tử khối riêng biệt ⇒ có thể xác định nguyên tố thông qua nguyên tử khối
3. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Đến nay, có hơn 110 nguyên tố hóa học.
Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm gần nửa khối lượng vỏ Trái Đất.
Xem thêm các bài hệ thống kiến thức môn Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều