Lý thuyết Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch hay, chi tiết



Bài viết Lý thuyết Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch.

Bài giảng: Bài 43: Pha chế dung dịch - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

1. Cách pha chế theo nồng độ

BT: từ muối NaCl, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế

a. 100g dung dịch NaCl 10%

b. 100ml dung dịch NaCl 1M

a. Tính toán

- Tìm khối lượng chất tan

mNaCl = 100.10/100 = 10g

- Tìm khối lượng dung môi

mdm = mdd – mct = 100 – 10 = 90g

Cách pha chế:

- Cân lấy 10g NaCl khan cho vào cốc có dung tích 200 ml. Cân 90g (hoặc đong 90 ml) nước cất rồi đổ dần vào cốc rồi khuấy nhẹ. Được 100g NaCl 10%

b. Tính toán

- Tính số mol chất tan

nNaCl = 100/1000 = 0,1 mol

- Khối lượng 0,1 mol NaCl

mNaCl = 0,1 × 58,5 = 5,85 g

Cách pha chế:

- Cân lấy 5,85g NaCl cho vào cốc thủy tinh dung tích 200ml. Đổ dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100ml dung dịch. Ta được 100ml dung dịch NaCl 1M

2. Cách pha loãng dung dịch theo m = nồng độ cho trước

BT2: có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu các cách pha chế:

a. 100ml dung dịch Na2SO4 0,1M từ dung dich Na2SO4 1M

b. 100g dung dịch KCl 5% từ dung dịch KCl 10%

a. Tính toán:

- Tìm số mol chất tan trong 100ml dung dịch Na2SO4 0,1M:

nNa2SO4 = (0,1.100)/1000 = 0.01 mol

- Tìm thể tích dung dịch Na2SO4 1M trong đó chứa 0,01 ml Na2SO4

Vml = (1000*0.01)/1 = 10 ml

Cách pha chế:

- Đong lấy 10ml dung dịch Na2SO4 1M cho vào cốc chia độ có dung tích 200ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều, ta được 100ml dung dịch Na2SO4 0,1M

b. Tính toán:

- Tìm khối lượng KCl có trong 100g dung dịch KCl 5%

mKCl = (100.5)/100 = 5g

- Tìm khối lượng dung dịch KCl ban đầu có chứa 5g KCl

mdd = (100.5)/10 = 50g

- Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế:

mH2O = 100 - 50 = 50 g

Cách pha chế:

- Cân lấy 50g dung dịch KCl 10% bạn đầu, sau đó đổ vào cốc hoặc bình tam giác có dung tích 200ml

- Cân lấy 50g nước cất, sau đó đổ vào cốc đựng dung dịch KCl nói trên. Khuất đều, ta được 100g dung dịch KCl 5%

Bài tập tự luyện

Bài 1: Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là  

A. 62,5 ml. 

B. 67,5 ml. 

C. 68,6 ml.                  

D. 69,4 ml.

Lời giải:

ổi 250 ml = 0,25 lít

Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

nNaOH = 0,5.0,25 = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

Bài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giải

Đáp án cần chọn là: A

Bài 2: Có 60 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là  

A. 18 gam 

B. 15 gam 

C. 23 gam                    

D. 21 gam

Lời giải:

Khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30% là

Bài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giảiBài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giải

Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam), ta có:

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau là: mct = 18 + a

Khối lượng dung dịch sau là: mdd = 60 + a

=> Nồng độ phần trăm của dd sau pha là

Bài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giảiBài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giải

=>a=15gam

 Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?  

A. 22%. 

B. 25%. 

C. 30%.                      

D. 24%

Lời giải:

Khối lượng NaCl có trong dung dịch là: Bài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giảiBài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giải

Khối lượng dung dịch sau khi cô đặc là 50 gam, khối lượng chất tan là 12 gam

=> nồng độ dung dịch sau cô đặc là:

Bài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giảiBài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giải

 Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

A. 90 gam.           

B. 60 gam.

C. 70 gam.

D. 80 gam.

Lời giải:

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g)

Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g)

Nồng độ phần trăm sau phản ứng:

Bài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giảiBài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giải

  • Bài tập về Pha chế dung dịch - Pha loãng và cô đặc dung dịch lớp 8 có lời giải

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

A. 6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.    

B. 7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.

C. 6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.    

D. 6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.

Lời giải:

Khối lượng 10 lít dung dịch sau khi pha là:

mdd sau = V.d =  10.1,28 = 12,8 (kg)

Gọi thể tích cần thiết là x lít. Suy ra khối lượng nước là x (kg)

Gọi thể tích dung dịch axit là y lít. Suy ra khối lượng là 1,84y kg

=> x + y = 10 (1)

x + 1,84y = 12,8 (2)

từ (1) và (2) => x = 6,67 (lít) và y = 3,33 (lít)

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm các bài tóm tắt kiến thức Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:


bai-43-pha-che-dung-dich.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học