Lý thuyết Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

Bài giảng: Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li - Cô Nguyễn Nhàn (Giáo viên VietJack)

    Dung dịch A + dung dịch B → dung dịch sản phẩm.

    Bản chất là sự trao đổi các ion trong các dung dịch phản ứng để kết hợp với nhau tạo thành chất sản phẩm thoả mãn các điều kiện.

    - Có sự trung hoà về điện (tổng số mol điện tích âm = tổng số mol điện tích dương).

    Số molđiện tích = số molion.điện tíchion

    - Các ion trong dung dịch không có phản ứng với nhau.

       + Các ion trong dung dịch thường kết hợp với nhau theo hướng: tạo kết tủa, tạo chất khí, tạo chất điện li yếu (các ion có tính khử có thể phản ứng với các ion có tính oxi hoá theo kiểu phản ứng oxi hoá - khử).

    Kết luận:

    - Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

    - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:

       + Chất kết tủa.

 

       + Chất điện li yếu.

       + Chất khí.

1. Khái niệm sự thủy phân của muối

    Nước nguyên chất có pH = 7,0 nhưng nhiều muối khi tan trong nước làm cho pH biến đổi, điều đó chứng tỏ muối đã tham gia phản ứng trao đổi ion với nước làm cho nồng độ H+ trong nước biến đổi. Phản ứng trao đổi ion giữa muối và nước là phản ứng thủy phân của muối.

2. Phản ứng thủy phân của muối

    a. Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu tan trong nước thì gốc axit yếu bị thủy phân, môi trường của dung dịch là kiềm (pH > 7,0).

    Ví dụ: CH3COONa; K2S; Na2CO3.

    b. Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh, tan trong nước thì cation của bazơ yếu bị thủy phân làm cho dung dịch có tính axit (pH < 7,0).

    Ví dụ: Fe(NO3)3, NH4Cl, ZnBr2.

    c. Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan trong nước các ion không bị thủy phân. Môi trường của dung dịch vẫn trung tính (pH = 7,0).

    Ví dụ: NaCl, KNO3, KI.

    d. Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu tan trong nước cả cation và anion đều bị thủy phân. Môi trường của dung dịch phụ thuộc vào độ thủy phân của hai ion.

Tổng kết

Dạng muối Phản ứng thuỷ phân pH của dung dịch
Muối tạo bởi axit mạnh với bazơ mạnh Không thuỷ phân pH = 7
Muối tạo bởi axit mạnh với bazơ yếu Có thuỷ phân (Cation kim loại bị thuỷ phân, tạo mt axit) pH < 7
Muối tạo bởi axit yếu với bazơ mạnh Có thuỷ phân (Anion gốc axit bị thuỷ phân, tạo mt bazơ) pH > 7
Muối tạo bởi axit yếu với bazơ yếu Có thuỷ phân (Cả cation kim loại và anion gốc axit đều bị thuỷ phân) Tuỳ vào Ka, Kb quá trình thuỷ phân nào chiếm ưu thế, sẽ cho môi trường axit hoặc bazơ.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 11 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:


su-dien-li.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học