Lý thuyết Nguồn hydrocarbon thiên nhiên (hay, chi tiết nhất)
Bài viết Lý thuyết Nguồn hydrocarbon thiên nhiên với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Nguồn hydrocarbon thiên nhiên.
Lý thuyết Nguồn hydrocarbon thiên nhiên (hay, chi tiết nhất)
Bài giảng: Bài 37 : Nguồn hydrocarbon thiên nhiên - Cô Nguyễn Thị Nhàn (Giáo viên VietJack)
1. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý
- Dầu mỏ là một hỗn hợp lỏng, sánh, màu nâu đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Dầu mỏ được khai thác từ các mỏ dầu dưới lòng đất (trong lục địa cũng như ngoài thềm lục địa).
2. Thành phần hóa học
- Dầu mỏ là một thành phần hóa học phức tạp gồm hàng trăm hydrocarbon thuộc các loại alkane, cycloalkane, aren (hydrocarbon thơm).
- Ngoài hydrocarbon ra, trong dầu mỏ còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.
1. Chưng cất dưới áp suất thường
a. Chưng cất phân đoạn trong phòng thí nghiệm
- Để phân tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau không nhiều, người ta dùng phương pháp chưng cất phân đoạn.
- Ở cột phân đoạn, hỗn hợp hơi càng lên cao càng giàu hợp phần có nhiệt độ sôi thấp, vì hợp phần có nhiệt độ sôi cao đã bị ngưng đọng dần từ dưới lên.
b. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ
- Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô.
- Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường trong các tháp chưng cất phân đoạn liên tục cao vài chục mét.
- Nhờ vậy, người ta tách được những phân đoạn dầu có nhiệt độ sôi khác nhau.
2. Chưng cất dưới áp suất cao
- Phân đoạn sôi ở nhiệt độ < 180oC được chưng cất tiếp ở áp suất cao.
- Nhờ chưng cất ở áp suất cao người ta tách được phân đoạn:
+ Phân đoạn C1−C2, C3−C4 dùng làm nhiên liệu khí hoặc khí hóa lỏng hoặc dẫn sang nhà máy sản xuất hóa chất.
+ Phân đoạn lỏng (C5−C6) gọi là ete dầu hỏa được dùng làm dung môi hoặc nguyên liệu cho nhà máy sản xuất hóa chất.
+ Phân đoạn (C6−C10) là xăng, nhưng thường có chất lượng thấp nên phải qua chế hóa bằng phương pháp rifominh.
3. Chưng cất dưới áp suất thấp
- Phần còn lại sau khi chưng cất ở nhiệt độ thường (có thể chiếm tới 40% dầu thô) là một hỗn hợp nhớt đặc, màu đen, gọi là cặn mazut.
- Khi chưng cất cặn mazut dưới áp suất thấp, ngoài phân đoạn linh động hơn dùng cracking người ta thu được dầu nhờn (để bôi trơn máy), vazơlin và parafin (dùng trong y dược, dùng làm nến, ...). Cặn đen còn lại được gọi là atphan dùng để rải đường.
- Tất cả quá trình chưng cất dầu mỏ để tách lấy các sản phẩm trên được gọi là tinh cất, hoặc thông thường còn gọi là "lọc dầu ".
- Hai phương pháp chủ yếu chế hóa dầu mỏ là rifominh và cracking:
1. Rifominh
- Xăng thu được từ chưng cất dầu mỏ chứa chủ yếu là những alkane không nhánh vì vậy có chỉ số octan thấp. Để tăng chỉ số octan, người ta dùng phương pháp rifominh.
- Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của hydrocarbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.
- Trong quá trình rifominh xảy ra 3 loại phản ứng chủ yếu sau:
+ Chuyển alkane mạch thẳng thành alkane mạch nhánh và cycloalkane:
+ Tách hiđro chuyển cycloalkane thành aren:
+ Tách hiđro chuyển alkane thành aren:
2. Crăkinh
- Crăkinh là quá trình bẻ gãy phân tử hydrocarbon mạch dài thành các phân tử hydrocarbon mạch ngắn hơn nhờ tác dụng của nhiệt (crăkinh nhiệt) hoặc của xúc tác và nhiệt (crăkinh xúc tác).
a. Crăkinh nhiệt
- Crăkinh nhiệt thực hiện ở nhiệt độ trên 700−900oC chủ yếu tạo ra eten, propen, buten và penten dùng làm monome để sản xuất polymer.
b. Crăkinh xúc tác
- Crăkinh xúc tác chủ yếu nhằm chuyển hydrocarbon cacbon mạch dài của các phân đoạn có nhiệt độ sôi cao thành xăng nhiên liệu.
- Kết luận: Chế biến dầu mỏ bao gồm chưng cất dầu mỏ và chế biến bằng phương pháp hóa học.
- Sơ đồ chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm được mô tả như hình dưới.
- Khí mỏ dầu còn gọi là khí đồng hành. Khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu. Khí thiên nhiên là khí chứa trong các mỏ khí riêng biệt.
- Thành phần của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên ở các mỏ khác nhau dao động như các số liệu ở bảng dưới đây:
- Nhựa than đá đem chưng cất sẽ thu được các hydrocarbon thơm, dị vòng thơm và các dẫn xuất của chúng.
- Ví dụ: ở các khoảng nhiệt độ tăng dần sẽ thu được các phân đoạn sau:
- Phân đoạn sôi ở 80−170oC, gọi là dầu nhẹ, chứa benzene, toluene, xilen, ...
- Phân đoạn sôi ở 170−230oC, gọi là dầu trung, chứa naphtalen, phenol, piriđin, ...
- Phân đoạn sôi ở 230−270oC, gọi là dầu nặng, chứa crezol, xilenol, quiolin, ...
- Cặn còn lại gọi là hắc ín dùng để rải đường.
Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 11 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:
- Lý thuyết benzene và đồng đẳng
- Lý thuyết styrene - Naphtalen
- Lý thuyết so sánh tính chất của hydrocarbon thơm với hydrocarbon no và không no
- Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên benzene và đồng đẳng
- Dạng 2: Nhận biết, điều chế benzene và đồng đẳng
- Dạng 3: Dạng bài tập tính chất hóa học của benzene và đồng đẳng
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều