Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch.

A. Lí thuyết và phương pháp giải

- Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát: aA + bB cC + dD

Ở trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng (KC) tính theo công thức:

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

Trong đó:

● [A], [B], [C], [D] là nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.

● a, b, c, d là hệ số tỉ lượng trong phương trình.

● Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, không biểu diễn nồng độ chất rắn trong biểu thức tính hằng số cân bằng.

- Hằng số cân bằng (KC) chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng.

- Đối với các phản ứng có chất rắn tham gia, không biểu diễn nồng độ của chất rắn trong biểu thức hằng số cân bằng.

Biểu thức xác định hằng số cân bằng Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)cho thấy: Kc càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế hơn và ngược lại KC càng nhỏ thì phản ứng nghịch càng chiếm ưu thế hơn.

B. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Cho phản ứng sau ở 430oC: H2(g) + I2(g) 2HI(g). Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất là: [H2] = [I2] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ trên.

Hướng dẫn giải

KC=[HI]2[H2].[I2]=(0,786)20,107.0,107=53,96

Ví dụ 2: Cho phản ứng:

H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)

Ở nhiệt độ 430°C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430°C, tính nồng độ của HI.

Hướng dẫn giải

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

Ta có: Kc=HI2H2I2=2x1022x10.1,6x10=4x22x(1,6x)=53,96

Suy ra, x = 1,375 (thoả mãn).

Vậy ở trạng thái cân bằng: [HI] = 2x10 = 0,275 M.

C. Bài tập minh hoạ

Câu 1. Cho cân bằng: N2O4(g) 2NO2(g). Ban đầu có 0,02 mol N2O4 trong bình kín có thể tích 500 mL, khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ của N2O4 là 0,0055 M. Giá trị của hằng số cân bằng KC

A. 0,87.

B. 12,5.

C. 6,27.

D. 0,14.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Nồng độ N2O4 ban đầu là 0,020,5=0,04 M.

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

Ta có 0,04 – x = 0,0055 x = 0,0345 M [NO2] = 0,069 M.

KC=[NO2]2[N2O4]=0,06920,00550,866.

Câu 2. Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau: 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)

Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên là

A. 10.

B. 20.

C. 6.

D. 7.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Do dung tích bình là 1 lít nên giá trị nồng độ bằng giá trị của số mol.

Vậy nồng độ SO2 ban đầu và nồng độ O2 ban đầu lần lượt là 0,4 và 0,6 M

[SO2] = 0,3 M.

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

KC = SO32SO22.O2=0,320,12.0,45=20.

Câu 3. Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3 M và 0,7 M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là

A. 2,500.

B. 3,125.

C. 0,609.

D. 0,500.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

VH2=12Vhh0,73x12x=12x=0,1

KC=[NH3]2[N2].[H2]3=0,220,2.0,43=3,125

Câu 4. Cho cân bằng hoá học sau: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g)

Ở T oC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [CO2] = 1,2 M, [CO] = 0,35 M và [O2] = 0,15 M. Hằng số cân bằng của phản ứng tại T oC là

A. 1,276.10-2.

B. 4,375.10-2.

C. 78,36.

D. 22,85.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

KC=0,352.0,151,22=1,276.102

Câu 5. Cho 0,4 mol CO tác dụng với 0,3 mol H2 trong bình có dung tích 1 lít ở nhiệt độ cao tạo ra sản phẩm CH3OH theo phản ứng: CO(g) + 2H2(g) CH3OH(g)

Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, trong hỗn hợp có 0,06 mol CH3OH. Giá trị hằng số cân bằng KC

A. 5,50.

B. 0,98.

C. 1,70.

D. 5,45.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nồng độ của CO và H2 ban đầu lần lượt là 0,4 M và 0,3 M.

Nồng độ của CH3OH tại thời điểm cân bằng là 0,06 M

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

KC=[CH3OH][CO].[H2]2=0,060,34.0,1825,45

Câu 6. Ở 800 oC, hằng số cân bằng của phản ứng: CO2(g) + H2(g) CO(g) + H2O(g) là KC = 1. Nồng độ ban đầu của CO2 là 0,2 M và H2 là 0,8 M. Nồng độ của H2 tại thời điểm cân bằng là

A. 0,64M.

B. 0,32M.

C. 0,16M.

D. 0,80M.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

KC=[CO].[H2O][CO2].[H2]=x.x(0,2x).(0,8x)=1 x=0,16 [H2]=0,80,16=0,64 M

Câu 7. Khi xăng cháy trong động cơ ô tô sẽ tạo ra nhiệt độ cao, lúc đó N2 phản ứng với O2 tạo thành NO:

N2(g) + O2(g) 2NO(g) (1)

NO khi được giải phóng ra không khí nhanh chóng kết hợp với O2 tạo thành NO2 là một khí gây ô nhiễm môi trường. Ở 2000 oC, hằng số cân bằng KC của phản ứng (1) là 0,01.

Nếu trong bình kín dung tích 1 lít có 4 mol N2 và 0,1 mol O2 thì ở2000 oC lượng khí NO tạo thành là bao nhiêu (giả thiết NO chưa phản ứng với O2)?

A. 0,64M.

B. 0,54M.

C. 0,16M.

D. 0,80M.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nồng độ mol ban đầu của N2 và O2 lần lượt là 4 M và 0,1 M.

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

Ta có:

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

Câu 8.Xét cân bằng: N2O4 (g) 2NO2 (g) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2:

A. tăng 9 lần.

B. tăng 3 lần.

C. tăng 4,5 lần.

D. giảm 3 lần.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

N2O4 (g) 2NO2 (g)

Hằng số cân bằng:KC=[NO2]2[N2O4]

Khi tăng nồng độ N2O4 lên 9 lần để hằng số K không đổi thì nồng độ NO2 phải tăng lên 3 lần.

Câu 9.Cho phản ứng sau:

COCl2(g) CO(g) + Cl2(g) KC=8,2102 (900K)

Ở trạng thái cân bằng, nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15 M thì nồng độ của COCl2

A. 0,2744.

B. 2,7440.

C. 0,4722.

D. 0,3727.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

KC=[CO][Cl2][COCl2]= 0,150,15[COCl2] =8,2.102 [COCl2]=0,150,158,2102=0,2744 M

Câu 10. Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng bình một thời gian ở 8300C để hệ đạt đến trạng thái cân bằng: CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g) (hằng số cân bằng KC = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là

A. 0,018M và 0,008 M.

B. 0,012M và 0,024 M.

C. 0,08M và 0,18 M.

D. 0,008M và 0,018 M.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

nCO=5,628=0,2(mol)CM(CO)=0,210=0,02(M)

nH2O=5,418=0,3(mol)CM(H2O)=0,310=0,03(M)

Bài tập về hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (cách giải + bài tập)

KC=[CO2].[H2][CO].[H2O]=x.x(0,02x).(0,03x)=1x=0,012[CO]=0,008 M[H2O]=0,018 M

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 11 hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học