Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải
Với Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 11.
Dạng 01: Bài toán pha loãng để được pH định trước
1. Phương pháp giải
Bước 1: Gọi V1, V2 lần lượt là thể tích dung dịch trước và sau khi pha loãng.
Bước 2: Pha loãng chất điện li với nước (không có phản ứng hóa học xảy ra) thì số mol chất điện li không đổi.
Áp dụng công thức: C1.V1 = C2.V2
Chú ý: số mol chất tan trước và sau khi pha loãng không đổi.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 2 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 3?
A. 5.
B. 100.
C. 20.
D. 10.
Lời giải
Gọi V1, V2 lần lượt là thể tích dung dịch HCl có pH = 2, pH = 3
Do pH = 2 → [H+] = 10-2M → nH+ trước khi pha loãng= 10-2V1
pH = 3 → [H+] = 10-3M → nH+ sau khi pha loãng = 10-3V2
Ta có nH+ trước khi pha loãng = nH+ sau khi pha loãng→10-2V1 = 10-3V2
→ = 10
Vậy cần pha loãng axit 10 lần → Chọn D
Ví dụ 2: Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 10 ml dung dịch NaOH pH = 12 để được 1 dung dịch có pH = 11?
A. 90 ml
B. 10 ml
C. 20 ml
D. 50 ml
Lời giải
pH = 12 → pOH = 14 – 12 = 2
pH = 11 → pOH = 14 -11 = 3
V1 = 0,01 (l)
Gọi V2 là thể tích dung dịch NaOH có pOH = 3
Do pOH = 2 → [OH-] = 10-2M → nOH- trước khi pha loãng= 10-2. 0,01
pOH = 3 → [OH-] = 10-3M →nOH- sau khi pha loãng = 10-3V2
→ 10-2 . 0,01 = 10-3V2
→ V2 = 0,1 lít
→ Phải thêm 0,09 lít = 90 ml nước
Chọn A
Dạng 02: Bài toán pha trộn để được pH định trước
1. Phương pháp giải
Bước 1: Tính số mol (tổng số mol) H+, OH-
Bước 2: Xác định môi trường của dung dịch dựa vào pH → tính mol axit hay bazơ dư
Bước 3: Tìm giá trị bài toán yêu cầu.
Chú ý: Vdd sau trộn = Vaxit + Vbazơ
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,025
B. 0,05
C. 0,1
D. 0,5
Lời giải
nHCl = 0,05. 0,3 =0,015 mol → nH+ = 0,015 mol
nBa(OH)2 = 0,2a mol → nOH- = 2. 0,2a = 0,4a mol
Do sau phản ứng, pH = 12 → OH- dư
→ pOH =14 -12 = 2 → [OH-] dư = 10-2 M
→nOH- dư = 10-2.0,5 = 0,005 mol
nOH-pư = nH+ pư = 0,015 mol
nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng
→ 0,005 = 0,4a – 0,015 → a = 0,05M
Chọn B
Ví dụ 2: Z là dung dịch H2SO4 1M. Để thu được dung dịch X có pH = 1 cần phải thêm vào 1 lit dd Z thể tích dung dịch NaOH 1,8M là
A. 1 lit.
B. 1,5 lit.
C. 3 lit.
D. 0,5 lit.
Lời giải:
nH2SO4 = 1 mol → nH+ ban đầu = 2 mol
Gọi V (lit) là thể tích dung dịch NaOH cần thêm
→ Vdd X = 1 + V (lít)
nNaOH = 1,8V = nH+ phản ứng
pH = 1 dung dịch X có môi trường axit → axit dư [H+] dư = 0,1 mol
→ nH+ dư = 0,1.(1 + V)
nH+ ban đầu = nH+phản ứng + nH+dư
→ 2 = 1,8V + 0,1.(1 + V) → V = 1 lit
Chọn A
B. Bài tập tự luyện
1. Đề bài
Câu 1: Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?
A. 9.
B. 10.
C. 99.
D. 100.
Câu 2: Có một dd có pH = 1. Để thu được dd có pH = 3 ta phải pha loãng bằng nước dd ban đầu
A. 100 lần.
B. 99 lần.
C. 10 lần.
D. kết quả khác.
Câu 3: Pha loãng dung dịch KOH có pH = 13 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 11?
A. 50.
B. 100.
C. 20.
D. 10.
Câu 4: Dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH mới có pH = 11?
A. 10.
B. 100.
C. 1000.
D. 10000.
Câu 5: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.
A. 1
B. 10
C. 100
D. 1000.
Câu 6: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12 vào 8 lít dung dịch HCl có pH = 3 thu được dung dịch Y có pH = 11. Giá trị của a là:
A. 0,12.
B. 1,6.
C. 1,78.
D. 0,8.
Câu 7: Có 10 ml dung dịch axit HCl có pH = 2,0. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4,0.
A. 90,0 ml.
B. 900,0 ml.
C. 990,0 ml.
D. 1000,0 ml.
Câu 8: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH aM thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,3.
C. 0,03.
D. 0,12.
Câu 9: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 và HCl có pH = 1, để thu được dung dịch có pH = 2 là:
A. 0,224 lít.
B. 0,15 lít.
C. 0,336 lít.
D. 0,448 lít.
Câu 10: Có 50 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M. Người ta thêm V ml dung dịch HCl 0,16M vào 50 ml dung dịch trên thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là:
A. 36,67.
B. 30,33.
C. 40,45.
D. 45,67.
Câu 11: Trộn 300 ml dd hh gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,15M với V ml dd hh gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X có pH = 12. Giá trị của V là:
A. 100 ml
B. 150 ml
C. 200 ml
D. 300 ml
Câu 12: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Trộn 100 ml dung dịch X (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch Y (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch Z. Giá trị pH của dung dịch Z là:
A. 1.
B. 2.
C. 6.
D. 7.
Câu 14: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13,0.
B. 1,2.
C. 1,0.
D. 12,8.
Bài 15: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?
A. 9:11
B. 11:9
C. 9:2
D. 2:9
2. Đáp án tham khảo
1B |
2A |
3B |
4A |
5B |
6C |
7C |
8D |
9B |
10A |
11B |
12B |
13B |
14A |
15C |
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất
- Các dạng toán viết phương trình ion thu gọn và các tính toán liên quan hay nhất
- Trắc nghiệm lý thuyết Chương 2 Nitơ – photpho có lời giải
- Bài tập tổng hợp amonia và cách giải
- Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 và cách giải
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều