Lý thuyết về Liên kết ion, Liên kết cộng hóa trị, Lai hóa các obitan nguyên tử hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết về Liên kết ion, Liên kết cộng hóa trị, Lai hóa các obitan nguyên tử hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Liên kết ion, Liên kết cộng hóa trị, Lai hóa các obitan nguyên tử.

Bài giảng: Bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

1. Liên kết hóa học

    Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững.

2. Liên kết ion

    - Anion: Ion mang điện tích âm.

    Nếu các nguyên tử nhận thêm electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích âm hay còn gọi là anion.

    - Cation: Ion mang điện tích dương

    Nếu các nguyên tử nhường electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích dương hay còn gọi là cation.

    - Liên kết ion: là liên kết tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

3. Liên kết cộng hóa trị

    - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

    - Liên kết cộng hóa trị được chia thành 2 loại:

       + Liên kết cộng hóa trị có cực: Khi cặp liên electron dùng chung phân bố đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử than gia liên kết thì đó là liên kết hóa trị không phân cực.

       + Liên kết cộng hóa trị không cực: Khi cặp electron dùng chung bị hút lệch về nguyền tử có độ âm điện lớn hơn thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.

4. Sự lai hóa

    - Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp "trộn lẫn" một số obitan trong một nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian.

    - Các kiểu lai hóa thường gặp:

       + Lai hóa sp: Là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p tạo thành 2 obitan lai hóa sp. Góc liên kết bằng 180o.

       + Lai hóa sp2: Là sự tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p tạo thành 3 obitan lai hóa sp2. Góc liên kết bằng 120o.

       + Lai hóa sp3: Là sự tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p tạo thành 4 obitan lại hóa sp3. Các trục đối xứng của chúng tạo với nhau 1 góc 109o28’.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 10 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


lien-ket-hoa-hoc.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học