Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử lớp 10

Tài liệu chuyên đề Cấu tạo nguyên tử Hóa học lớp 10 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 10.

Xem thử chuyên đề Hóa học 10 KNTT

Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

A. PHẦN LÍ THUYẾT

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử lớp 10

II. ĐỀ TỰ LUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT

2.1. Phần tự luận

Câu 1: Tính tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.

Câu 2: Nguyên tử oxygen–16 có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu?

Câu 3: Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Tính khối lượng hạt nhân và khối lượng nguyên tử nitrogen theo đợn vị amu và gam?

Câu 4: Nguyên tử aluminium (Al) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton, neutron và electron có trong 27 gam aluminium.

Câu 5: Trong một nguyên tử sulfur (S) có 16 electron và 16 neutron.

a) Tính khối lượng (gam) electron, proton và neutron trong 1 mol nguyên tử sulfur.

b) Tính khối lượng (gam) 1 mol nguyên tử sulfur. Từ kết quả đó coi khối lượng nguyên tử thực tế bằng khối lượng hạt nhân được không?

2.2. Đáp án phần tự luận

Câu 1: Tính tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.

Đáp án:

- H: P = E = 1, N = 0; O: P = E = 8; N = 8.

- Tổng số hạt electron trong H2O: 1.2 + 8 = 10.

- Tổng số hạt proton trong H2O: 1.2 + 8 = 10.

- Tổng số hạt neutron trong H2O: 8.

- Vậy tổng số hạt trong H2O là: 2.2 + 8.3 = 28 hạt.

Câu 2: Nguyên tử oxygen–16 có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu?

Đáp án:

Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử lớp 10

Câu 3: Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Tính khối lượng hạt nhân và khối lượng nguyên tử nitrogen theo đợn vị amu và gam?

Đáp án:

Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử lớp 10

Câu 4: Nguyên tử aluminium (Al) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton, neutron và electron có trong 27 gam aluminium.

Đáp án:

Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử lớp 10

Câu 5: Trong một nguyên tử sulfur (S) có 16 electron và 16 neutron.

a) Tính khối lượng (gam) electron, proton và neutron trong 1 mol nguyên tử sulfur.

b) Tính khối lượng (gam) 1 mol nguyên tử sulfur. Từ kết quả đó coi khối lượng nguyên tử thực tế bằng khối lượng hạt nhân được không?

Đáp án:

Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử lớp 10

b) mnt = mp + mn + me = 32,27 gam

Vậy, khối lượng nguyên tử thực tế gần bằng khối lượng hạt nhân.

2.3. Phần trắc nghiệm (30 câu)

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:

A. electron và proton.

B.proton và neutron.

C. neutron và electron.

D. electron, proton và neutron.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. electron và proton.

B. proton và neutron.

C. neutron và electron.

D.electron, proton và neutron.

Câu 3: Nguyên tử chứa những hạt mang điện là:

A. proton và α.

B. proton và neutron.

C.proton và electron.

D. electron và neutron.

Câu 4: Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử sẽ xảy ra giữa

A.lớp vỏ với lớp vỏ.

B. lớp vỏ với hạt nhân.

C. hạt nhân với hạt nhân.

D. hạt nhân với nguyên tử.

Câu 5: Nguyên tử trung hòa về điện vì

A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.

B.có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.

D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.

Câu 6: Nguyên tử oxygen (O) có 8 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử oxygen là:

A. –8.

B.+8.

C. –16.

D. 16.

Câu 7: Nguyên tử sodium (Na) có điện tích hạt nhân là +11. Số proton và số electron trong nguyên tử này lần lượt là:

A.11 và 11.

B. 11 và 12.

C. 11 và 22.

D. 11 và 23.

Câu 8: Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 μm, mang một lượng điện tích âm là –3,33.10–17C. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron?

A.208.

B. 2,08.

C. 1.

D. 108.

Câu 9: Nếu phóng đại một nguyên tử gold (Au) lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003cm). Cho biết kích thước nguyên tử Au lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần?

A.10000.

B. 1000.

C. 100.

D. 10.

Câu 10: Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?

A. Tia α.

B. Proton.

C.Nguyên tử hydrogen.

D. Tia âm cực.

Câu 11: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có 24 hạt, trong đó số hạt mang điện là 12. Số electron trong X là:

A.12.

B. 24.

C. 13.

D. 6.

Câu 12: Trong nguyên tử aluminium (Al), số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là:

A.13.

B. 15.

C. 27.

D. 14.

Câu 13: Đặc điểm của electron là:

A. Mang điện tích dương và có khối lượng.

B. Mang điện tích âm và có khối lượng.

C. Không mang điện và có khối lượng.

D. Mang điện tích âm và không có khối lượng.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1.

B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0.

C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1.

D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1.

Câu 15: Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính,… Nguyên tử fluorine chứa 9 hạt electron và 10 hạt neutron. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là:

A. 19.

B.28.

C. 30.

D. 32.

Câu 16: Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là:

A.23,985.

B. 66,133.10-51.

C. 24,000.

D. 23,985.10-3.

Câu 17: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và

A.không mang điện.

B. mang điện tích dương.

C. mang điện tích âm.

D. có thể mang điện hoặc không mang điện.

Câu 18: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 53. Nguyên tử chứa

A.53 electron và 53 proton.

B. 53 electron và 53 neutron.

C. 53 proton và 53 neutron.

D. 53 neutron.

Câu 19: Oxygen (O) có khối lượng nguyên tử là 15,999amu. Khối lượng 1 nguyên tử oxygen tính theo đơn vị gam là:

A. 26,566.10-24 gam.

B. 26,665.10-24 gam.

C.26,656.10-24 gam.

D. 26,556.10-24 gam.

Câu 20: Một nguyên tử X có tổng điện tích âm ở lớp vỏ là -30,438.10-19C. Số electron có trong lớp vỏ nguyên tử X là:

A.19.

B. 7.

C. 8.

D. 10.

Câu 21: Beryllium (Be) có khối lượng nguyên tử là 9,012 amu. Khối lượng 1 nguyên tử beryllium tính theo đơn vị gam là:

A.14,960.10-24 gam.

B. 14,694.10-24 gam.

C. 14,649.10-24 gam.

D. 14,464.10-24 gam.

Câu 22: Thông tin nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.

B.Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.

D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.

B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.

C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.

D.Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

Câu 24: Cho 1 mol kim loại X. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A.1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen.

B. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1/12 mol carbon.

C. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol hydrogen.

D. 1 mol X có khối lượng bằng ½ khối lượng 1 mol carbon.

Câu 25: Phát biểu nào sai khi nói về neutron?

A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.

B.Có khối lượng lượng bằng khối lượng proton.

C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.

D. Không mang điện.

Câu 26: Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là –41,6.10–19C.Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?

A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron.

B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 electron.

C.Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron.

D. Nguyên tử R trung hòa về điện.

Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng?

A.Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.

B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.

D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.

Phát biểu đúng: (3) và (5)

Câu 28: Helium là một khí hiếm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như hàng không, hàng không vũ trụ, điện tử, điện hạt nhân và chăm sóc sức khỏe. Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron và 2 electron. Khối lượng của electron trong nguyên tử helium chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng nguyên tử?

A.0,0272%.

B. 0,054%.

C. 0,018%.

D. 99,76%.

Câu 29: Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton. Cho các phát biểu sau khi nói về nguyên tử hydrogen:

(a) Đây là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết đến nay.

(b) Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.

(c) Hạt nhân nguyên tử có khối lượng lớn gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.

(d) Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B.2.

C. 3.

D. 4.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ nguyên tử.

(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B.2.

C. 3.

D. 4.

2.4. Đáp án phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

C

A

B

B

A

A

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

B

B

B

A

A

A

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

D

A

B

C

A

A

B

B

Câu 29: Phát biểu đúng: (a) và (c).

Câu 30: Phát biểu đúng: (3) và (5).

III. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

a. Hạt nhân nguyên tử

- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số elecron (E).

- Điện tích hạt nhân: +Z.

- Số khối A = số proton (Z) + số neutron (N).

b. Nguyên tố hóa học

- Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton (P) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron (E)

- Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (cùng số proton hoặc số đơn vị điện tích hạt nhân).

- Kí hiệu nguyên tử: XZA(A: số khối, Z: số hiệu nguyên tử).

c. Đồng vị

- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.

- Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

- Nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó (A¯).

A¯ = aX+bY+cZ+...100

Với: + a, b, c,… là % tương ứng của mỗi đồng vị X, Y, Z,… trong tự nhiên).

+ X, Y, Z,… là nguyên tử khối tương ứng của mỗi đồng vị X, Y, Z,…

IV. ĐỀ TỰ LUYỆN PHẦN LÍ THUYẾT

4.1. Phần tự luận

Câu 1: Silicon là nguyên tố được sử dụng để chế tạo vật liệu bán dẫn, có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Trong tự nhiên, nguyên tố này có 3 đồng vị với số khối lần lượt là 28, 29, 30. Viết kí hiệu nguyên tử cho mỗi đồng vị của silicon. Biết nguyên tố silicon có số liệu nguyên tử là 14.

Câu 2: Aluminium (Al) là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng 13+ và số khối bằng 27. Tính số proton, số neutron và số electron có trong nguyên tử aluminium.

Câu 3: Hoàn thành những thông tin chưa biết trong bảng sau:

Đồng vị

?

?

Z3065

?

?

Số hiệu nguyên tử

?

?

?

9

11

Số khối

?

?

?

?

23

Số proton

16

?

?

?

?

Số neutron

16

20

?

10

?

Số electron

?

20

?

?

?

Câu 4: Hãy biểu diễn kí hiệu của một số nguyên tử sau:

a) Nitrogen (số proton = 7 và số neutron = 7).

b) Phosphorus (số proton = 15 và số neutron = 16).

c) Copper (số proton = 29 và số neutron = 34).

Câu 5: Hoàn thành bảng sau:

Nguyên tử

Số proton

Số neutron

Kí hiệu nguyên tử

A

6

6

Y

B

?

?

X1123

Câu 6: Nguyên tố oxygen có 17 đồng vị, bắt đầu từ O812, kết thúc là O828. Các đồng vị oxygen có tỉ lệ giữa số hạt neutron (N) và số hiệu nguyên tử (Z) thỏa mãn 1 ≤ N/Z ≤ 1,25 thì bền vững. Hỏi trong tự nhiên thường gặp những đồng vị nào của oxygen?

Câu 7: Hoàn thành bảng sau đây:

Kí hiệu

Số hiệu nguyên tử

Số khối

Số proton

Số electron

Số neutron

Ar1840

?

?

?

?

?

?

?

39

19

?

?

?

16

?

?

?

20

Câu 8: Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:

Nguyên tử

Kí hiệu nguyên tử

Số hiệu nguyên tử

Số khối

Europium

E63151u

?

?

Silver

?

47

109

Tellurium

T52?e

?

128

Câu 9: Hoàn thành các thông tin trong bảng sau:

Nguyên tố

Kí hiệu

Số hiệu nguyên tử

Số khối

Số proton

Số neutron

Số electron

Sodium

Na

11

22

?

?

?

Fluorine

F

9

19

?

?

?

Bromine

Br

?

80

?

45

?

Calcium

Ca

?

40

20

?

?

Hydrogen

H

?

1

?

?

1

Radon

Rn

86

?

?

136

?

Câu 10: Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số neutron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau: L73i; F919; M1224g; C2040a

Câu 11: Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố sau, biết:

a) Zinc có 30 electron và 35 neutron.

b) Silicon có điện tích hạt nhân là +14, số neutron là 14.

c) Potassium có 19 proton và 20 neutron.

d) Neon có số khối là 20, số proton bằng số neutron.

Câu 12: Viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau:

a) X có 6 proton và 8 neutron.

b) Y có số khối là 39 và số neutron bằng 1,053 lần số proton.

c) M có số khối là 27 và 14 neutron.

d) T có số khối là 35 và số proton kém số neutron là 1 hạt.

4.2. Đáp án phần tự luận

Câu 1: Silicon là nguyên tố được sử dụng để chế tạo vật liệu bán dẫn, có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Trong tự nhiên, nguyên tố này có 3 đồng vị với số khối lần lượt là 28, 29, 30. Viết kí hiệu nguyên tử cho mỗi đồng vị của silicon. Biết nguyên tố silicon có số liệu nguyên tử là 14.

................................

................................

................................

Xem thử chuyên đề Hóa học 10 KNTT

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học