Giải Hóa học 12 trang 90 Chân trời sáng tạo

Với Giải Hóa học 12 trang 90 trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 90.

Bài tập 1 trang 90 Hóa học 12: Phân biệt ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.

Lời giải:

So sánh

Ăn mòn hoá học

Ăn mòn điện hoá

Điều kiện

Kim loại tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân oxi hoá như oxygen, acid, muối …

Hai kim loại khác nhau (hoặc kim loại và phi kim) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

Bản chất

Là quá trình oxi hoá – khử trong đó electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

Là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hoá.

Bài tập 2 trang 90 Hóa học 12: Ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia. Hãy giải thích quá trình ăn mòn này.

Lời giải:

Giải thích quá trình ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm: Trong không khí ẩm, trên bề mặt gang, thép luôn có lớp nước mỏng đã hoà tan khí oxygen và carbon dioxide tạo thành dung dịch chất điện li. Sắt và các thành phần khác (chủ yếu là carbon) thành phần của gang, thép tiếp xúc với dung dịch đó, tạo nên vô số pin điện hoá rất nhỏ mà anode là sắt và cathode là carbon.

Ở anode, xảy ra quá trình oxi hoá: Fe(s) → Fe2+(aq) + 2e

Ở cathode, xảy ra quá trình khử: O2(g) + 2H2O(l) + 4e → 4OH-(aq)

Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá bởi oxygen không khí, tạo thành gỉ sắt có thành phần chính là Fe2O3.nH2O.

Bài tập 3 trang 90 Hóa học 12: Một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát chạm tới lớp sắt bên trong. Nêu hiện tượng xảy ra khi để vật này lâu trong không khí ẩm. Giải thích.

Lời giải:

Hiện tượng: Một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát chạm tới lớp sắt bên trong. Khi để lâu trong không khí ẩm phần sắt lộ ra sẽ bị ăn mòn tạo thành gỉ sắt.

Giải thích: Khi để vật bằng sắt tây bị xây xát chạm tới lớp sắt bên trong trong không khí ẩm tạo thành pin điện hoá; trong đó sắt là anode còn thiếc là cathode. Do đó, sắt bị ăn mòn trước (do có tính khử mạnh hơn thiếc).

Lời giải Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác