Lý thuyết Hóa học 12 Cánh diều Bài 12: Điện phân
Với tóm tắt lý thuyết Hóa 12 Bài 12: Điện phân sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
I. Khái niệm và thứ tự điện phân
1. Khái niệm điện phân
Điện phân là quá trình oxi hoá khử xảy ra trên bề mặt các điện cực dưới tác dụng của dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện li hoặc chất điện li nóng chảy.
Ví dụ: Sodium chloride (NaCl) nóng chảy điện li thành các ion Na+ và Cl− chuyển động tự do. Trong điện trường, các ion sẽ di chuyển về các cực trái dấu. Ở một hiệu điện thế đủ lớn, trên bề mặt các điện cực xảy ra các quá trình:
Cực âm (cathode) |
Quá trình khử ion Na+ |
Na+ + 1e → Na |
Cực dương (anode) |
Quá trình oxi hoá ion Cl− |
|
Phương trình hoá học của phản ứng điện phân NaCl nóng chảy:
2. Thứ tự điện phân
- Trong trường hợp có nhiều ion cùng dấu xuất hiện tại mỗi điện cực, về lí thuyết thứ tự điện phân các ion đó phụ thuộc vào khả năng nhường hoặc nhận electron của chúng.
- Nguyên tắc:
+ Ở cực âm, chất có tính oxi hoá mạnh hơn (dễ nhận electron hơn) được ưu tiên điện phân trước.
+ Ở cực dương, chất có tính khử mạnh hơn (dễ nhường electron hơn) được ưu tiên điện phân trước.
Ví dụ: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà với điện cực trơ, có màng ngăn. Trong dung dịch nước, NaCl điện li thành Na+ và Cl-.
NaCl(aq) → Na+(aq) + Cl-(aq)
Tại điện cực âm có ion Na+ và H2O. Vì H2O (bản chất là H+ của phân tử H2O) dễ nhận electron hơn Na+ nên ưu tiên xảy ra quá trình: 2H2O(l) + 2e → H2(g) + 2OH-(aq) |
Tại điện cực dương có Cl- và H2O. Trong điều kiện này, Cl- được ưu tiên điện phân trước theo quá trình: 2Cl-(aq) → Cl2(g) + 2e |
Phương trình hoá học của phản ứng điện phân:
2NaCl(aq) + 2H2O(l) → 2NaOH(aq) + Cl2(g) + H2(g)
Khi điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ và không có màng ngăn, trong quá trình điện phân, NaCl sinh ra ở cathode sẽ phản ứng với khí Cl2 sinh ra ở anode theo phương trình hoá học:
2NaOH(aq) + Cl2(aq) → NaOCl(aq) + NaCl(aq) + H2O(l)
Dung dịch sản phẩm thu được gọi là nước Javel.
II. Ứng dụng của điện phân trong thực tiễn
Điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, như sản xuất kim loại mạnh (Na, Al...), mạ điện, tinh chế kim loại,...
Ví dụ: Sản xuất Al bằng phương pháp điện phân
Các phản ứng điện phân tại các điện cực khi điện phân Al2O3 nóng chảy trong quá trình sản xuất Al như sau:
Ở cực âm xảy ra sự khử ion Al3+:
Al3+ + 3e → Al
Ở cực dương xảy ra sự oxi hoá ion O2-:
Phương trình hoá học của phản ứng điện phân:
2Al2O3(l) → 4Al(l) + 3O2(g)
Trong thực tế Al2O3 nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (2072oC). Bằng cách thêm cryolite (Na3AlF6), nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp còn khoảng 1000oC từ đó tiết kiệm được nhiều năng lượng cũng như giảm giá thành chế tạo bể điện phân.
Ví dụ: Mạ điện bằng phương pháp điện phân
Mạ điện là quá trình phủ một lớp kim loại lên bề mặt kim loại khác bằng phương pháp điện phân. Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm của nguồn điện, còn kim loại mạ được gắn với cực dương và cùng nhúng trong dung dịch chứa ion kim loại cần mạ. Khi có dòng điện chạy qua, các ion kim loại sẽ di chuyển về cực âm, bị khử thành kim loại và phủ lên bề mặt vật cần mạ.
Em có biết: Khi điện phân dung dịch CuSO4 sử dụng kim loại đồng làm điện cực dương sẽ xảy ra quá trình như sau:
+ Ở cực dương: điện cực đồng tan ra:
Cu(s) → Cu2+(aq) + 2e
+ Ở cực âm: Đồng sinh ra bám vào vật cần mạ:
Cu2+(aq) +2e → Cu(s)
Hai quá trình này giữ cho nồng độ dung dịch CuSO4 trong bình điện phân không đổi.
Ví dụ: Tinh luyện đồng bằng phương pháp điện phân
Đồng có độ tinh khiết cao có khả năng dẫn điện tốt, bền về mặt hoá học nên được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử. Đồng có độ tinh khiết cao có thể thu được từ đồng có độ tinh khiết thấp qua quá trình tinh luyện bằng phương pháp điện phân, trong đó:
+ Dung dịch chất điện li là dung dịch CuSO4.
+ Cực dương làm bằng tấm đồng có độ tinh khiết thấp.
+ Cực âm làm bằng tấm đồng có độ tinh khiết cao.
Khi dòng điện chạy qua dung dịch, các ion đồng bị điện phân bám lên cực âm tạo thành lớp đồng tinh khiết. Đồng trong cực dương bị tan ra, các tạp chất lắng xuống đáy bể dưới dạng “bùn dương cực”.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều