Giải Hóa học 11 trang 56 Kết nối tri thức
Với Giải Hóa học 11 trang 56 trong Bài 9: Ôn tập chương 2 Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 56.
Câu hỏi 1 trang 56 Hóa học 11: Phân tử nitrogen có cấu tạo là
A. N = N. B. N ≡ N.
C. N – N. D. N → N.
Lời giải:
Phân tử nitrogen có cấu tạo là N ≡ N.
Câu hỏi 2 trang 56 Hóa học 11: Phân tử ammonia có dạng hình học nào sau đây?
A. Chóp tam giác.
B. Chữ T.
C. Chóp tứ giác.
D. Tam giác đều.
Lời giải:
Phân tử ammonia có dạng hình học chóp tam giác.
Câu hỏi 3 trang 56 Hóa học 11:
Ammonia đóng vai trò là chất khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2O. B. HCl.
C. H3PO4. D. O2 (Pt, to).
Lời giải:
Ammonia đóng vai trò là chất khử khi tác dụng với O2 (Pt, to).
Câu hỏi 4 trang 56 Hóa học 11: : Khi so sánh phân tử ammonia với ion ammonium, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Đều chứa liên kết ion.
B. Đều có tính acid yếu trong nước.
C. Đều có tính base yếu trong nước.
D. Đều chứa nguyên tử N có số oxi hoá là -3.
Lời giải:
Trong NH3 và NH4+, nguyên tử N đều có số oxi hoá là -3.
Câu hỏi 5 trang 56 Hóa học 11: Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa trắng?
A. NaCl. B. Na2SO4.
C. NaNO3. D. NaOH.
Lời giải:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
BaSO4 là chất kết tủa, có màu trắng.
Câu hỏi 6 trang 56 Hóa học 11: Cho chất rắn nào sau đây vào dung dịch H2SO4 đặc thì xảy ra phản ứng oxi hoá – khử?
A. KBr. B. NaCl.
C. CaF2. D. CaCO3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi 7 trang 56 Hóa học 11: Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc cần tuân thủ thao tác nào sau đây để đảm bảo an toàn?
A. Rót từ từ acid vào nước.
B. Rót nhanh acid vào nước.
C. Rót từ từ nước vào acid.
D. Rót nhanh nước vào acid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc, để đảm bảo an toàn phải rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy (không làm ngược lại).
Câu hỏi 8 trang 56 Hóa học 11: : Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald:
4NH3(g) + 5O2(g) 4NO(g) + 6H2O(g)
a) Tính của phản ứng trên và cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt? Có thể tận dụng nhiệt lượng này để làm gì?
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của NH3(g), NO(g) và H2O(g) lần lượt là -45,9 kJ/mol; 90,3 kJ/mol và -241,8 kJ/mol.
b) Tính năng lượng liên kết trong phân tử NO.
Biết năng lượng liên kết N – H, O = O, O – H lần lượt là 386 kJ/mol, 494 kJ/mol và 459 kJ/mol.
Lời giải:
a)
= 4. 90,3 + 6.(-241,8) – 4. (-45,9) = -906 kJ.
= - 906 kJ < 0, vậy phản ứng là toả nhiệt.
Phản ứng toả nhiệt này cần phải khơi mào, do đó có thể tận dụng nhiệt lượng toả ra này để tiếp diễn phản ứng mà không cần đốt nóng liên tục.
b)
⇒ -906 = 4. 3. 386 + 5.494 – 4. ENO – 6.2. 459
⇒ ENO = 625 kJ/mol.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Hóa học 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT