Giải Hóa học 11 trang 106 Kết nối tri thức

Với Giải Hóa học 11 trang 106 trong Bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm) Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 11 trang 106.

Hoạt động trang 106 Hóa học 11: Nghiên cứu phản ứng cộng chlorine vào benzene

Phản ứng cộng chlorine vào benzene được tiến hành như sau:

Dẫn một lượng nhỏ khí chlorine vào bình nón chứa một ít benzene, đậy kín lại rồi đưa bình ra ngoài ánh nắng. Trong bình xuất hiện khói trắng và trên thành bình thấy xuất hiện một lớp bột màu trắng.

Hãy cho biết lớp bột màu trắng trên thành bình là chất gì. Giải thích.

Lời giải:

Benzene phản ứng với chlorine (điều kiện: ánh sáng), tạo thành lớp bột màu trắng là 1,2,3,4,5,6 – hexachlorocyclohexane (C6H6Cl6).

Phản ứng này là phản ứng cộng, theo phương trình hoá học sau:

Nghiên cứu phản ứng cộng chlorine vào benzene Phản ứng cộng chlorine vào benzene được tiến hành như sau

Câu hỏi 3 trang 106 Hóa học 11: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi hydrogen hoá hoàn toàn toluene và p – xylene, sử dụng xúc tác nickel.

Lời giải:

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi hydrogen hoá hoàn toàn toluene và p – xylene

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi hydrogen hoá hoàn toàn toluene và p – xylene

Câu hỏi 4 trang 106 Hóa học 11: Hydrogen hoá hoàn toàn arene X (công thức phân tử C8H10) có xúc tác nickel thu được sản phẩm là ethylcyclohexane.

Hydrogen hoá hoàn toàn arene X (công thức phân tử C8H10) có xúc tác nickel thu được sản phẩm là ethylcyclohexane

Viết công thức cấu tạo của X.

Lời giải:

X có số liên kết π + vòng = 2+2.8102=4

Vậy trong X có 1 vòng và 3 liên kết đôi.

Lại có X tác dụng với H2, xúc tác nickel thu được sản phẩm là ethylcyclohexane nên X là ethylbenzene. Có công thức cấu tạo:

Hydrogen hoá hoàn toàn arene X (công thức phân tử C8H10) có xúc tác nickel thu được sản phẩm là ethylcyclohexane

Lời giải Hóa 11 Bài 17: Arene (Hydrocarbon thơm) hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: