Giải Hóa học 11 trang 83 Chân trời sáng tạo

Với Giải Hóa học 11 trang 83 trong Bài 13: Hydrocarbon không no Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 83.

Câu hỏi thảo luận 17 trang 83 Hóa học 11: Hãy so sánh lượng nhiệt toả ra nếu đốt cháy C2H4 và C2H2 với số mol bằng nhau.

Lời giải:

C2H4 + 3O2 t° 2CO2 + 2H2O     rH2980=-1411kJ

C2H2+52O2t°2CO2+H2O     rH2980=-1301kJ

Vậy nếu đốt cháy cùng số mol, C2H4 toả ra nhiều nhiệt lượng hơn.

Câu hỏi thảo luận 18 trang 83 Hóa học 11: Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa alkyne có nguyên tử hydrogen linh động, phân tử chứa 4 nguyên tử carbon với dung dịch AgNO3 trong ammonia.

Lời giải:

Alkyne có 4 nguyên tử carbon trong phân tử có công thức phân tử: C4H6.

Chất này có 2 đồng phân alkyne là:

CH ≡ C – CH2 – CH3 và CH3 – C ≡ C – CH3.

Tuy nhiên chỉ có một chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong ammonia.

Phương trình hoá học:

CH ≡ C – CH2 – CH3 + Ag(NH3)2OH → CAg ≡ C – CH2 – CH3↓ + 2NH3 + H2O.

Luyện tập trang 83 Hóa học 11: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt but – 1 – yne và but – 2 – yne.

Lời giải:

- Trích mẫu thử.

- Dùng dung dịch AgNO3 trong ammonia làm thuốc thử:

+ Không hiện tượng → mẫu thử là but – 2 – yne.

+ Xuất hiện kết tủa vàng → mẫu thử là but – 1 – yne.

Phương trình hoá học:

CH ≡ C – CH2 – CH3 + Ag(NH3)2OH → CAg ≡ C – CH2 – CH3 + 2NH3 + H2O.

Câu hỏi thảo luận 19 trang 83 Hóa học 11: Tại sao acetylene được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxy – acetylene mà không dùng ethylene?

Lời giải:

Vì lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 mol acetylene lớn hơn nhiều so với đốt cháy 1 mol ethylene.

Lời giải Hóa 11 Bài 13: Hydrocarbon không no hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: