Giải Hóa học 11 trang 7 Cánh diều

Với Giải Hóa 11 trang 7 trong Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học Hóa học lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 7.

Câu hỏi 1 trang 7 Hoá học 11: Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch mà em biết.

Lời giải:

Một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch:

+ Phản ứng của khí chlorine với nước:

Cl2(aq) + H2O(l) HCl(aq) + HClO(aq).

+ Phản ứng hình thành hang động, thạch nhũ trong tự nhiên:

CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(l) Ca(HCO3)2(aq)

+ Phản ứng của hơi iodine với khí hydrogen:

H2(g) + I2(g) 2HI(g)

Luyện tập 1 trang 7 Hoá học 11: Phản ứng thuận nghịch có xảy ra hoàn toàn được không? Vì sao?

Lời giải:

Phản ứng thuận nghịch xảy ra không hoàn toàn. Do phản ứng thuận nghịch xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng (ở cùng điều kiện).

Câu hỏi 2 trang 7 Hoá học 11: Xét ví dụ 2:

a) Giải thích vì sao màu tím của hỗn hợp khí lại nhạt dần so với lúc mới bắt đầu trộn hai khí H2 và I2 với nhau.

b) Sau một khoảng thời gian, màu tím của hỗn hợp không thay đổi, chứng tỏ nồng độ của chất nào không thay đổi?

Lời giải:

Quá trình trộn khí hydrogen với hơi iodine được thể hiện qua phản ứng thuận nghịch:

H2(g) + I2(g) 2HI(g)

a) Tại thời điểm ban đầu, ngay khi vừa mới trộn khí H2 và hơi I2 với nhau, chưa có HI tạo thành, nồng độ H2 và I2 là lớn nhất. Nồng độ của I2 lớn nhất nên màu tím của hỗn hợp là đậm nhất.

Sau khi trộn khí H2 và hơi I2, phản ứng thuận diễn ra và nồng độ H2 và I2 giảm dần nên màu tím của hỗn hợp khí cũng nhạt dần.

b) Sau một khoảng thời gian, màu tím của hỗn hợp không thay đổi, chứng tỏ nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng không đổi (do lượng mất đi và lượng sinh ra chất đó là bằng nhau).

Lời giải bài tập Hóa học 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: