Giải Hóa học 11 trang 69 Cánh diều

Với Giải Hóa 11 trang 69 trong Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ Hóa học lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 69.

Câu hỏi 3 trang 69 Hoá học 11: Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau: CH3CH3; CH3CH2OH; CH3CHO; CH3COOH.

Lời giải:

Chất

Công thức cấu tạo đầy đủ

Công thức khung phân tử

CH3 – CH3

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

 

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

CH3CH2OH

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

CH3CHO

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

CH3COOH

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau CH3CH3

Vận dụng trang 69 Hoá học 11: Acetic acid (CH3COOH) và methyl formate (HCOOCH3) có thành phần phân tử giống nhau hay khác nhau? Tìm hiểu và cho biết hai chất này có nhiệt độ sôi giống nhau hay khác nhau.

Lời giải:

- Hai chất acetic acid (CH3COOH) và methyl formate (HCOOCH3) có cùng công thức phân tử C2H4O2 nên có thành phần phân tử giống nhau.

- Hai chất này có nhiệt độ sôi khác nhau: acetic acid (CH3COOH) sôi ở 118 oC, còn methyl formate (HCOOCH3) sôi ở 31,8 oC.

Câu hỏi 4 trang 69 Hoá học 11: Ethane (C2H6) và methanal (CH2O) đều có phân tử khối là 30. Hai chất này có là đồng phân của nhau không? Vì sao?

Lời giải:

Hai chất ethane (C2H6) và methanal (CH2O) không phải là đồng phân của nhau. Do hai chất này khác nhau về công thức phân tử.

Câu hỏi 5 trang 69 Hoá học 11: Phân tử chất (C) và (D) ở Bảng 11.1 chứa nhóm chức gì? Cho biết thế nào là đồng phân về nhóm chức.

Phân tử chất (C) và (D) ở Bảng 11.1 chứa nhóm chức gì

Lời giải:

- Phân tử chất (C) chứa nhóm chức – COOH (nhóm chức carboxyl); phân tử chất (D) chứa nhóm chức – COO – (nhóm chức ester).

- Nhóm chức là nhóm đặc trưng cho tính chất hoá học của hợp chất. Đồng phân về nhóm chức hữu cơ là đồng phân tạo ra các nhóm chức khác nhau của hợp chất có cùng thành phần.

Câu hỏi 6 trang 69 Hoá học 11: Đánh số vị trí các nguyên tử carbon liên tục từ một đầu bất kì của mạch carbon đến cuối mạch đối với các chất (E) và (F) ở Bảng 11.1. Nhóm – OH trong phân tử các chất này có thể gắn với carbon ở vị trí nào trong mạch carbon của chúng? Vì sao (E) và (F) lại được gọi là các đồng phân về vị trí nhóm chức?

Đánh số vị trí các nguyên tử carbon liên tục từ một đầu bất kì của mạch carbon đến cuối mạch

Lời giải:

- Đánh số carbon trên chất (E):

Đánh số vị trí các nguyên tử carbon liên tục từ một đầu bất kì của mạch carbon đến cuối mạch

Nhóm – OH của phân tử chất này có thể gắn vào carbon ở vị trí số 1, 2, 3.

- Đánh số carbon trên chất (F):

Đánh số vị trí các nguyên tử carbon liên tục từ một đầu bất kì của mạch carbon đến cuối mạch

Nhóm – OH của phân tử chất này có thể gắn vào carbon ở vị trí số 1, 3, 4.

- (E) và (F) được gọi là các đồng phân về vị trí nhóm chức do hai chất này có cùng công thức phân tử, có cùng nhóm chức, chỉ khác nhau về vị trí của nhóm chức trên mạch carbon.

Lời giải bài tập Hóa học 11 Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác