Giải Hóa học 11 trang 52 Cánh diều

Với Giải Hóa 11 trang 52 trong Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ Hóa học 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 52.

Câu hỏi 1 trang 52 Hoá học 11: Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố C, H, O, N, P, giải thích vì sao liên kết giữa nguyên tử của các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hoá trị.

Lời giải:

Do các nguyên tố C, H, O, N, P có độ âm điện khác nhau không nhiều nên liên kết giữa nguyên tử của các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hoá trị.

Câu hỏi 2 trang 52 Hoá học 11: Sự kết hợp của bốn nguyên tử carbon với nhau có thể hình thành các loại mạch carbon như ở hình dưới:

CH3 – CH2 – CH2 – CH3                               (1)

Sự kết hợp của bốn nguyên tử carbon với nhau có thể hình thành các loại mạch carbon

Hãy chỉ ra chất nào có mạch carbon hở không phân nhánh, chất nào có mạch carbon hở phân nhánh và chất nào có mạch vòng.

Lời giải:

- Chất có mạch carbon hở không phân nhánh là (1);

- Chất có mạch carbon hở phân nhánh là (3);

- Chất có mạch vòng là (2) và (4).

Luyện tập trang 52 Hoá học 11: Cho các chất H2O, LiF, C2H6 và các giá trị nhiệt độ sôi – 88,5 oC, 100 oC và 1 676 oC. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó.

Lời giải:

Ta có:

Chất

C2H6

H2O

LiF

Nhiệt độ sôi

-88,5 oC

100 oC

1 676 oC

Giải thích:

+ LiF là hợp chất ion; C2H6 và H2O là hợp chất cộng hoá trị do đó LiF có nhiệt độ sôi lớn nhất.

+ Trong hai hợp chất C2H6 và H2O thì chỉ có H2O tạo được liên kết hydrogen, do đó nhiệt độ sôi của H2O cao hơn của C2H6.

Vận dụng trang 52 Hoá học 11: Người ta thường dùng chất gì để loại bỏ vết sơn móng tay hay vết mực bút bi dây trên áo? Chất đó là chất vô cơ hay chất hữu cơ? Có thể dùng nước để rửa các vết màu này không? Vì sao?

Lời giải:

Người ta thường dùng acetone để loại bỏ vết sơn móng tay hay vết mực bút bi dây trên áo. Acetone là hợp chất hữu cơ.

Không thể dùng nước để rửa các vết màu này. Do các vết màu này là các hợp chất hữu cơ ít tan trong nước nhưng lại tan tốt trong các dung môi hữu cơ.

Câu hỏi 3 trang 52 Hoá học 11: Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol (C2H6O):

C2H6O(l) + 3O2(g) to 2CO2(g) + 3H2O(g)       ΔrH298o=1300kJ

Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt? Dự đoán về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay không.

Lời giải:

ΔrH298o=1300kJ nên phản ứng là toả nhiệt.

Nhiệt lượng toả ra là 1 300 kJ nên dễ dàng thấy được phản ứng trên xảy ra thuận lợi. Hay ethanol dễ cháy, khi cháy toả nhiều nhiệt.

Lời giải bài tập Hóa học 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác