Giải Hóa học 11 trang 50 Cánh diều

Với Giải Hóa 11 trang 50 trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate Hóa học lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 50.

Luyện tập 4 trang 50 Hoá học 11: Trình bày cách sử dụng dung dịch barium hydroxide để phân biệt ba phân đạm có thành phần chính lần lượt là NaNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4.

Lời giải:

Đánh số thứ tự từng mẫu phân đạm, trích mỗi loại một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử);

Cho lần lượt từng mẫu thử tác dụng với dung dịch barium hydroxide (Ba(OH)2), đun nóng. Nếu:

+ Không có hiện tượng gì xuất hiện → mẫu thử là NaNO3;

+ Thoát ra khí mùi khai, xốc → mẫu thử là NH4Cl;

2NH4Cl(s) + Ba(OH)2(aq) → BaCl2(aq) + 2NH3(g) + 2H2O(l);

+ Vừa thoát ra khí mùi khai, xốc; vừa có kết tủa xuất hiện → mẫu thử là (NH4)2SO4;

(NH4)2SO4(s) + Ba(OH)2(aq) → BaSO4(s) + 2NH3(g) + 2H2O (l).

Bài 1 trang 50 Hoá học 11: a) Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 g mL-1) cần dùng để pha chế thành 500 mL dung dịch H2SO4 0,05 M.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,05 M cần dùng để trung hoà 10 mL dung dịch NaOH có pH = 13.

Lời giải:

a) Số mol H2SO4 có trong dung dịch cần pha chế là:

n = 0,5.0,05 = 0,025 mol;

Khối lượng dung dịch H2SO4 98% cần dùng để pha chế là:

mdd=mct.100C%=0,025.98.10098=2,5(gam).

Thể tích dung dịch H2SO4 98% cần dùng để pha chế là:

V=mD=2,51,841,36(mL).

b) Dung dịch NaOH có pH = 13 [OH]=[NaOH]=10141013=0,1(M)

nNaOH=0,1.0,01=0,001(mol)

Phản ứng trung hoà:

H+ + OH → H2O

nH+=nOH2.VH2SO4.0,05=0,001VH2SO4=0,01(L)=10(mL).

Bài 2 trang 50 Hoá học 11: Các ao, hồ, suối, sông quanh miệng núi lửa thường có môi trường acid. Điển hình là hồ Kawah Ijen, miền Đông đảo Java, Indonesia. Hồ nằm cao hơn mặt nước biển 2 300 m, được cho là “hồ acid” lớn nhất thế giới. Giá trị pH của nước trong hồ dao động từ 0,13 đến 0,50 chủ yếu do sulfuric acid gây nên.

Hãy giải thích nguyên nhân có mặt của sulfuric acid trong hồ.

Lời giải:

Khi núi lửa hoạt động, các hợp chất chứa sulfur sẽ bị oxi hoá tạo ra khí SO2. Sau đó SO2 tiếp tục bị oxi hoá tạo ra SO3.

SO3 sinh ra tan vào nước hồ, đó chính là nguyên nhân sự có mặt của sulfuric acid trong hồ.

Bài 3 trang 50 Hoá học 11: Dựa vào tính chất nào để phân biệt nhanh muối magnesium sulfate và muối barium sulfate?

Lời giải:

Ở 20 oC, độ tan của muối magnesium sulfate là 35,1 gam/ 100 gam nước; còn độ tan của muối barium sulfate là 0,245 miligam/ 100 gam nước.

Do đó, có thể dựa vào tính chất vật lí (khả năng tan trong nước) để phân biệt nhanh muối magnesium sulfate và muối barium sulfate.

Bài 4 trang 50 Hoá học 11: Viết phương trình hoá học của các phản ứng theo dãy chuyển hoá dưới đây.

FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → (NH4)2SO4.

Lời giải:

(1) 4FeS2 + 11O2 to 2Fe2O3 + 8SO2;

(2) S+4O2(g)+12O2(g)NO/NO2S+6O3(g);

(3) SO3 + H2O → H2SO4;

(4) H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4.

Lời giải bài tập Hóa học 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác