Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 10.

I. Định luật tuần hoàn

- Nội dung định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết cấu hình electron của nguyên tử, cấu hình electron của nguyên tử quyết định tính chất của các nguyên tố.

- Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay cấu hình electron của nó.

Lý thuyết Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Ví dụ: Nguyên tố sulfur (S) ở ô thứ 16, nhóm VIA, chu kì 3.

Nguyên tử S có:

+ 16 proton, 16 electron (do số proton = số electron = Z).

+ 3 lớp electron (do số lớp electron bằng số thứ tự chu kì).

+ 6 electron ở lớp ngoài cùng (do số electron ở lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm A).

+ Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4. S là nguyên tố phi kim. Oxide cao nhất (SO3) là acidic oxide và acid tương ứng H2SO4 là acid mạnh.

- Dựa vào định luật tuần hoàn, có thể so sánh tính chất của một nguyên tố hóa học với các nguyên tố xung quanh.

Ví dụ: So sánh tính phi kim của P (Z = 15) với N (Z = 7) và S (Z = 16):

Nguyên tố P và N cùng nhóm nên N có tính phi kim mạnh hơn P, P và S cùng chu kì nên P có tính phi kim yếu hơn S.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác